Trẻ em mắc bệnh hen suyễn ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên, bệnh này lại đang có những triệu chứng rất khó chẩn đoán, trùng với một số bệnh về hô hấp khiến các bậc phụ huynh chủ quan… làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh không những tăng cao, mà còn gây khó khăn trong điều trị dẫn đến tử vong.
Theo thống kế của Bộ Y tế, hiện tỷlệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn chiếm tỷ lệ 10%; trong khi đó tại TP.HCM tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen suyễn lên đến 40%. Đây là con số thuộc loại cao nhất ở châu Á.
Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, điều đáng nói làbệnh này thường đượccác bác sĩ chẩn đoán nhầm với bệnh viêm phế quản.
“Không ít phụ huynh có con mắc hen suyễn sau khi được bác sĩchẩn đoán bị viêm họng hayviêm phế quản, đãcho trẻuống kháng sinh vàthấy bệnh giảm. Tuy nhiên sau đó trẻ lại tiếp tục mắc phải những triệu chứng trên thì các phụ huynhlại chấp nhận cho con mìnhuống kháng sinh tiếp. Tình trạng này kéo dài liên tục khiến bệnh tìnhcủa trẻ ngày một nặng hơn”, bác sĩ Lan chia sẻ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Lan cũng cho hay, nhiều bậc phụ huynh không hiểu biết về bệnh hen suyễn nên khi thấy trẻ có những triệu chứng như thở mệt, thở ngắn thì nghĩ dotrẻ học hành nhiều vàkhông đưa con đi khám bệnh. Điều này đã hạn chế hiệu quả điều trị, khiếntrẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong.
Trước tình hình trên, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCMcho biết từ ngày 16.5 đến 30.5,bệnh viện này sẽ tổ chức chương trình khám và điều trị miễn phí bệnh lý hen suyễn ở trẻ em nhằm cung cấp những kiến thức và giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh hen suyễn.
Bà Lan cho rằngviệc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả cho người bệnh hen suyễn làvô cùng cần thiết, giúp tăng hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và giảm chi phí về bệnh tật cho xã hội.
“Khi thấy trẻ có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở… thường xuất hiện vào chiều tối, đêm và sáng sớm và những triệu chứng trên thường tái đi tái lại thì đây chính là trẻ bị hen suyễn. Đây là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nênnhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh có cơn ho, khò khè, khó thở”, bác sĩ Lan cho biết.
Hồ Quang