Mỹ, Úc cùng nhiều quốc gia phương Tây quyết tâm khuếch trương ảnh hưởng của mình, nhằm cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực nóng này.

Lo ngại Trung Quốc, phương Tây mở rộng sự hiện diện tại Thái Bình Dương

Cẩm Bình | 30/08/2018, 16:18

Mỹ, Úc cùng nhiều quốc gia phương Tây quyết tâm khuếch trương ảnh hưởng của mình, nhằm cạnh tranh với Trung Quốc tại khu vực nóng này.

Tranh giành ảnh hưởng tại Thái Bình Dương rất quan trọng, vì mỗi đảo quốc nhỏ trong khu vực đều có quyền bỏ phiếu tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng kiểm soát những vùng biển giàu tài nguyên.

Kể từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã bỏ ra 1,3 tỉUSD (dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc quà tặng) để trở thành nhà tài trợ lớn thứ 2, chỉ sau Úc, tại Thái Bình Dương, gâylo ngại các đảo quốc sớm muộn đều thành “con nợ” của cường quốc châu Á này.

Phương Tây sẽ tăng viện trợ kinh tế lẫn hiện diện ngoại giao tại từng nước trong khu vực để đối phó với Bắc Kinh, trang tin Reuters dẫn lời một số nhà ngoại giao cùng quan chức chính phủ cho biết.

Một quan chức Washington khẳng định nước này cần phải hiện diện đầy đủ, để chính phủ các đảo quốc biết họ có nhiều lựa chọn cũng như hậu quả khi tiếp nhận đề nghị từ nước khác (nợ không trả nổi).

Cụ thể, theo nguồn tin trên, Mỹ có kế hoạch tăng số nhân viên ngoại giao ở các quốc đảo Palau, Liên bang Micronesia và Fiji trong hai năm tới.

Trong khi đó, Úc vài tuần nữa sẽ bổ nhiệm cao ủy (High Commissioner) đầu tiên tại Tuvalu;Anh cuối tháng 5.2019 mở Văn phòng cao ủy (High Commission) tại Vanuatu, Tonga cùng Samoa, còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến tổ chức cuộc gặp với lãnh đạo các nước Thái Bình Dương vào đầu năm sau.

Hôm 16.8, Thủ tướng Tonga Akilisi Pohiva cứng rắn tuyên bố đứng lên chống Trung Quốc, trả số tiền nợ. Ông còn kêu gọi các đảo quốc gặp cùng vấn đề đoàn kết lại để giải quyết. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này chỉ một ngày sau đã thay đổi ý định.

Thủ tướng Tonga Akilisi Pohiva bất ngờ bỏ ý định “chống Trung” - Ảnh: Newshub

Bắc Kinh không chỉ dùng tiền thiết lập ảnh hưởng.Fiji trong cuối năm 2018 sẽ nhận được một tàu nghiên cứu thủy văn. Đây là món quà đầu tiên mà Trung Quốc tặng cho một quốc gia Thái Bình Dương, được cho là nhằmmục đích tranh thủ sự ủng hộ của một trong những nền kinh tế khá lớncủa khu vực.

Những đồng minh phương Tây cũng nỗ lực xây dựng quan hệ. Lực lượng quân đội Papua New Guinea, Fiji, Tonga được mời tham gia tập trận ngoài khơi bờ biển Úc cùng Mỹ, Pháp, Nhật Bản.

Cẩm Bình (theo Economic Times)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo ngại Trung Quốc, phương Tây mở rộng sự hiện diện tại Thái Bình Dương