Những loài thực vật trên cạn cổ đại, trước hết là loài rêu đã đóng vai trò then chốt trong sự xuất hiện của sự sống trên trái đất. Vì chính nhờ hoạt động của chúng mà trong khí quyển của hành tinh chúng ta đã xuất hiện oxy với số lượng đủ để chúng ta thấy sự hiện hữu của nó ngày nay.
Như các chuyên gia Anh ở Đại học Exeter khẳng định, nhiều loài sinh vật phức tạp, kể cả loài người, phải biết ơn loài rêu. Cho đến ngày nay người ta vẫn cho rằng những loài thực vật trên cạn đầu tiên trên hành tinh chúng ta giống nhất với các loài rêu, một phần là vì chúng cũng không có hệ giống hệ tuần hoàn máu, cho phép vận chuyển nước và chất khoáng.
Nhưng cấu tạo thô sơ không ngăn cản rêu cổ đại sinh sôi nảy nở, lan ra một diện tích khá lớn để bản thân hoạt động sống tác động tới thành phần khí quyển trên hành tinh.
Các nhà khoa học đã lập mô hình trên máy tính và đã phát hiện ra rằng cần tới gần 50 triệu năm để rêu tạo ra một lượng oxy trong khí quyển tương đương với những chỉ số hiện tại.
Nhưng gần 420-400 triệu năm trước, như các nhà khoa học khẳng định, tỷ lệ oxy trong không khí đã đạt đến 21% và giữ nguyên mức đó cho đến ngay nay. Chính đây là điều kiện then chốt để phát triển các hình thái sự sống phức tạp nhất trong số những hình thái hiện tại, kể cả sự tiến hóa của con người.
Hiện nay, nồng đồ oxy trong khí quyển hành tinh nói chung vẫn ổn định vì hoạt động sống của các sinh vật khác nhau và các quá trình tự nhiên nói chung là một hệ ổn định, cân bằng giữa sản sinh và tiêu thụ oxy.
Theo đó, oxy không chỉ cho phép con người và động vật thở, mà còn chuyển hóa thành ozon và như vậy, bảo vệ trái đất khỏi bức xạ điện từ quá mức gây nguy hiểm.
Bình luận về kết quả của công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS, tác giả chính của công trình Tim Lenton cho rằng: “Tôi luôn suy nghĩ nếu không có sự tiến hóa của loài rêu thô sơ thì có lẽ hiện nay cũng chẳng có con người”.
Vũ Trung Hương