Nhiều thương vụ làm ăn quốc tế đang phụ thuộc rất nhiều vào việc tính toán chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây được xem là "cánh cửa" quyết định sự thành bại của những hợp đồng kinh tế.

Logistics - 'cánh cửa' quyết định nhiều thương vụ làm ăn quốc tế

Tuyết Nhung | 13/04/2021, 12:36

Nhiều thương vụ làm ăn quốc tế đang phụ thuộc rất nhiều vào việc tính toán chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây được xem là "cánh cửa" quyết định sự thành bại của những hợp đồng kinh tế.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics của Việt Nam tương đương với 20,9% GDP, trong đó chi phí cho vận tải chiếm khoảng 60%, đây được xem là mức chi phí cao so với các nước phát triển. Ví dụ trong giá thành sản phẩm của một số chuỗi cung ứng thì chi phí logistics chiếm ở mức khá cao, như với mặt hàng gạo, rau, quả thì chi phí logistics chiếm tới gần 30%, đồ uống chiếm gần 20%, hải sản chiếm hơn 12%...

chi-phi-logistics(1).jpg
Chi phí logistics ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao - Ảnh: Internet

Tỷ lệ % của chi phí logistics tương đương với GDP phụ thuộc vào tổng chi phí logistics và tổng GDP. Hiện nay, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi lớn. Hàng điện tử và linh kiện xuất khẩu tăng nhanh.

Một đối tác lớn trên thế giới là Tổng công ty Arcelik - thuộc tập đoàn Koc Holding - một trong những tập đoàn về dịch vụ, các sản phẩm công nghiệp gia dụng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ - hiện đang muốn tìm nguồn cung sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam.

Ông Hakan Kozan - Trưởng nhóm mua hàng của Tổng công ty Arcelik cho rằng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực trong việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao để xuất khẩu, có thể hợp tác để sản xuất sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ông nhìn nhận Việt Nam sẽ có được lợi thế đáp ứng được chiến lược phát triển của tập đoàn.

Tuy nhiên, Trưởng nhóm mua hàng của Arcelik cho biết phía công ty rất quan tâm về giá sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt là về logistics. Doanh nghiệp này yêu cầu chi phí logistics không chỉ tốt mà dịch vụ cũng phải tốt. Đây sẽ là một trong những yếu tố quyết định để Arcelik "chốt" một doanh nghiệp Việt Nam làm ăn lâu dài.

Không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, hiện các doanh nghiệp Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang muốn tìm các nhà cung cấp sản phẩm điện tử, cơ khí như vòng đệm, đai ốc, đinh ốc của Việt Nam... Tuy nhiên, các doanh nghiệp này rất quan tâm và chú trọng đến chi phí và dịch vụ logistics của Việt Nam. Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về giá cả, chất lượng, sự chính xác, hiện đại trong công nghệ logistics thì sẽ có được ngay những đơn hàng lớn từ các đối tác châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... trong thời gian tới.

Một thực trạng hiện nay là nhiều sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường thế giới là do bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố, trong đó có gánh nặng về chi phí logistics. Chi phí logistics hiện chiếm cao nhất và cao một cách bất hợp lý. Ví dụ như trong mặt hàng nông sản, chi phí logistics chiếm đến gần 30% giá thành sản phẩm trong khi của Thái Lan hơn 12% và của thế giới hơn 14%, điều này khiến cho nông sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh.

Hiện nay, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi lớn. Hàng điện tử và linh kiện xuất khẩu tăng nhanh. Với đồ điện tử và linh kiện điện tử thì chi phí logistics chiếm khoảng 3,50% trong giá thành sản phẩm. Đây vẫn được xem là mức khá cao so với các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Mỹ...

Hiện chi phí vận tải đang là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics ở Việt Nam. Ở đây luôn tồn tại nhiều loại chi phí phi chính thức, các loại chi phí này đang chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí logistics. Những loại chi phí không chính thức sẽ được hợp lý hóa vào các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các loại chi phí này cũng vô hình trung đang làm tăng chi phí logistics ở Việt Nam.

Giao thương hàng hóa với các nước khác chủ yếu qua đường biển và hàng không. Vì vậy để cắt giảm được chi phí logistics để thu hút được nhiều khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giới chuyên gia cho rằng Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam được mua nhiêu liệu với mức giá ưu đãi và giảm thuế thu nhập thuyền viên.

Đặc biệt là giảm các loại thuế phí đang còn bất cập vì ở mức cao, đó là giảm thuế đối với hàng hóa là vật tư, thiết bị phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển. Ví dụ đối với hoạt động vận tải nội địa của tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% trong vòng 3 năm, đối với nguồn thu từ vận tải hàng hóa trên tuyến vận tải biển, được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm...

Cùng với đó là giảm cảng phí, giảm chi phí kho bãi, giảm chi phí bốc dỡ bằng cách có chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nâng cấp trang thiết bị công nghệ bốc dỡ, nâng cao năng lực bốc dỡ để giảm thời gian quay vòng của tàu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và cảng phí....

Bài liên quan
Vực dậy doanh nghiệp logistics từ nhận thức về chi phí
Doanh nghiệp logistics Việt Nam yếu kém bắt nguồn từ nhận thức về chi phí logistics còn thấp. Điều này vô hình chung đã làm tăng chi phí logistics ở Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Logistics - 'cánh cửa' quyết định nhiều thương vụ làm ăn quốc tế