Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20.1.2016 cả nước có 127 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,011 tỉ USD. Tính ra lượng vốn FDI đã tăng 157,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Lượng vốn FDI đầu năm 2016 tăng gấp đôi cùng kỳ 2015

Một Thế Giới | 27/01/2016, 17:15

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20.1.2016 cả nước có 127 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,011 tỉ USD. Tính ra lượng vốn FDI đã tăng 157,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho hay, có 56 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 323,41 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong tháng 1.2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,334 tỉ USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, việc giải ngân lượng vốn FDI ước tính đã được 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Về lĩnh vực đầu tư, trong tháng 1.2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 58 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 905,14 triệu USD, chiếm đến 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong tháng 1.

Với 1 dự án có tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nước với 1 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 59,22 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về địa phương, Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 15 dự án cấp mới và 7 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 243,51 triệu USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư.

Đồng Nai là địa phương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 183 triệu USD, chiếm 13,7%. TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 163,43 triệu USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.

Về đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn 295,47 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn vào Việt Nam. Tiếp theo là Malaysia (243,57 triệu USD), Trung Quốc (179,51 triệu USD).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 9,745 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 70,6% kim ngạch xuất khẩu. 

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong tháng 1 năm 2016 đạt 8,15 tỉ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong tháng 1.2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 1,595 tỉ USD.
Một số dự án FDI lớn được cấp phép trong tháng 1.2016:
- Dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam, tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH MTV xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội với mục tiêu kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, bao gồm xổ số tự chọn số theo ma trận, xổ số tự chọn số theo dãy số, xổ số tự chọn số quay số nhanh và xổ số tự chọn số điện toán.
- Dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do công ty TNHH Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh.
- Dự án nhà máy sản xuất tai nghe, dây kết nối New wing, tổng vốn đầu tư 100 triệu USD do Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology Bắc Giang đầu tư tại Bắc Giang.

Hoàng Long - Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lượng vốn FDI đầu năm 2016 tăng gấp đôi cùng kỳ 2015