Nguồn kinh phí không ổn định, hệ thống quan liêu phức tạp và thiếu nguồn nhân lực y tế, đó là các nguyên nhân cho thấy Trung Quốc kém trong việc chuẩn bị để đối phó dịch COVID-19.

Lý do khiến cơ quan phòng dịch Trung Quốc phản ứng chậm với COVID-19

Mỹ Trinh | 10/03/2020, 15:53

Nguồn kinh phí không ổn định, hệ thống quan liêu phức tạp và thiếu nguồn nhân lực y tế, đó là các nguyên nhân cho thấy Trung Quốc kém trong việc chuẩn bị để đối phó dịch COVID-19.

Cơ quan phòng chống dịch không có quyền báo động

Tờ báo Hồng kông cho biết Trung tâm Kiểm soát - Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc (China CDC, để phân biệt với cơ quan tương tự của Mỹ là US CDC) đã bị phê phán là “quá chậm trong việc báo động SARS với quần chúng nhân dân Trung Quốc”.

China CDC không gởi thông báo hướng dẫn cách khống chế dịch này đến các bệnh viện cho mãi đến tháng 4.2003, tức 5 tháng sau khi xác minh được ca nhiễm đầu tiên. Hậu quả là SARS giết chết 349 người Trung Quốc trước khi hết dịch, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Không như các trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ, China CDC không hoạt động độc lập tách khỏi các cơ quan chính quyền khác, phải chấp nhận lệnh và kinh phí từ Ủy ban Sức khỏe Quốc gia, một cơ quan cấp Bộ và cũng có quyền kiểm soát chính sách sinh đẻ của Trung Quốc.

Ông Trần Hy, Phó giáo sư Trường Y tế công thuộc Đại học Yale (Mỹ) nói:"China CDC không là một tổ chức nghiên cứu. Họ chỉ làm các báo cáo để giúp Ủy ban Sức khỏe Quốc gia xử lý các cơn dịch, nhưng họ không có quyền tuyên bố các tình trạng khẩn cấp hoặc hành động xử phạt người phát tán virus. Họ không được triển khai nhân sự y tế đến các vùng khác của Trung Quốc‘’.

Nguồn kinh phí hạn hẹp khiến China CDC bị trói tay

Từ sau dịch SARS, khoản chi y tế công của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần, với 3.443 trung tâm kiểm soát - phòng dịch địa phương được lập trên toàn Hoa lục vào cuối năm 2018, gồm 60% ở các vùng nông thôn. Nhưng nguồn kinh phí của China CDC lại thấp hơn so với kinh phí của các cơ quan cùng nhiệm vụ phòng dịch ở các nước phát triển.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD đã giám sát khoản chi phòng dịch của các nước thành viên - gồm giáo dục; tiêm chủng phòng dịch; cảnh báo dịch sớm; theo dõi dịch tễ học và chuẩn bị đối phó thiên tai cùng tình trạng khẩn cấp.

Năm 2017, khối kinh tế thị trường quốc tế này ghi nhận Canada chi phòng dịch nhiều nhất với 6,2%trong tổng khoản chi y tế quốc gia. Kế đến là Anh và Ý 95,2 và 4,2%. Mỹ và Nhật Bản mỗi nước chi 2,9%.

Cùng năm đó, Trung Quốc chi 2,3% cho China CDC, với 34,2 tỉ Nhân dân tệ (NDT, tương đương 4,9 tỉ USD). Trong khi CDC của Mỹ nhận khoản chi hơn gấp đôi, với 11 tỉ USD trong năm tài khóa 2017 này, dù dân số Mỹ ít hơn dân số Trung Quốc.

Bên cạnh đó, dù Trung Quốc đã chi đầu tư đáng kể cho khâu kiểm soát dịch bệnh, nhưng đa phần khoản chi này lại là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, như mở rộng trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm cũng như mua sắm phương tiện.

Từ năm 2002 đến 2005, mức đầu tư của chính phủ Trung Quốc để mở rộng cơ sở hạ tầng China CDC đã tăng trung bình 4,4 lần, trong khi khoản mua sắm phương tiện tăng 7,2 lần, theo một báo cáo nghiên cứu của nhiều lãnh đạo China CDC địa phương hợp tác với các học giả của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải.

Giáo sư Vương Thiệu Quang ở Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh mô tả sự giảm chi kinh phí này là ‘‘cuộc khủng hoảng thứ tư’’, tiếp sau 3 cuộc khủng hoảng Nạn đói lớn (từ năm 1959 đến 1969; Cách mạng Văn hóa (từ năm 1966 đến 1976) và thời giữa dịch SARS(từ năm 1985 đến 2002).

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do khiến cơ quan phòng dịch Trung Quốc phản ứng chậm với COVID-19