Trong cuộc đấu đá giữa Tổng thống Maldives với Tòa án tối cao đảo quốc này, chính phủ bắt 2 chánh án Tòa án tối cao và cựu Tổng thống Maumoon Abdul Gayoom lúc rạng sáng 6.2.

Maldives bắt cựu Tổng thống, ban bố tình trạng khẩn cấp

Trần Trí | 06/02/2018, 17:52

Trong cuộc đấu đá giữa Tổng thống Maldives với Tòa án tối cao đảo quốc này, chính phủ bắt 2 chánh án Tòa án tối cao và cựu Tổng thống Maumoon Abdul Gayoom lúc rạng sáng 6.2.

Theo hãng tin AP, vụ việc bắt đầu từ khi Tòa án tối cao ra lệnh trả tự do cho 9 chính khách đối lập bị tù (nhốt tại một nhà tù chính trên đảo hoang Dhoonidhoo) với tội danh “khủng bố”, gồm thủ lĩnh đối lập Gayoom bị buộc tội nhận hối lộ và âm mưu lật đổ chính quyền.

Ông Gayoom từng là tổng thống Maldives từ năm 1978 đến 2008, khi Maldives chuyển qua nền dân chủ đa đảng, và ông là anh cùng cha khác mẹ với đương kim Tổng thống Yameen Abdul Gayoom.

Bên cạnh đó, Tòa án tối cao cũng phục hồi 12 nghị sĩ từng bị bãi nhiệm vì theo phe đối lập. Khi các nghị sĩ này trở lại, đảng Tiến bộ của Tổng thống Yameen mất thế đa số ở Quốc hội 85 thành viên

Khuya 5.12, chính phủ Maldives tuyên bố tình trạng khẩn cấp 15 ngày, để chính quyền tiến hành nhiều vụ bắt giữ, khám xét, kê biên tài sản và hạn chế quyền tự do tụ tập đông người.

Ngay sau đó, lực lượng an ninh xông vào trụ sở Tòa án tối cao, nơi Chánh án Abdulla Saeed và thẩm phán Ali Hamid bị bắt “để điều tra”. Hiện chưa rõ tội danh của hai ông. Đến sáng 6.2 vẫn chưa rõ nơi ẩn náu của 2 thẩm phán khác.

Chính phủ Maldives không giải thích việc binh lính xông vào trụ sở Tòa án tối cao hoặc về việc bắt cựu tổng thống Gayoom và con rể của ông tại nhà riêng. Trước khi bị bắt, ông Gayoom đã viết Twitter, kêu gọi người ủng hộ kiên định, không từ bỏ công cuộc cải tổ mà ông đang tiến hành, và khẳng định ông không làm gì sai phạm để bị bắt.

Con trai ông Gayoom là Faris, một nhân vật đối lập được Tòa án tối cao tuyên trả tự do.

Sau phán quyết của Tòa án tối cao thả các thủ lĩnh đối lập bị tù, Tổng thống Gayoom chỉ trích cấp tòa này, còn phe đối lập xuống đường biểu tình ở thủ đô Male, và binh lính mặc quân phục chống bạo loạn đã bắt các nghị sĩ đang họp tại trụ sở quốc hội.

Trong một tuyên bố sau khi tình trạng khẩn cấp được công bố trên đài truyền hình quốc gia, Tổng thống Yameen nói: “Dù một số quyền bị hạn chế, các hoạt động chung, dịch vụ và kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng”.

Trong thư gởi Tòa án tối cao,Tổng thống Yameen nói phán quyết thả tù phạm của tòa này là xâm phạm quyền lực nhà nước, và “xâm phạm an ninh quốc gia và quyền lợi nhân dân”. Ông yêu cầu Tòa án tối cao “xem xét những quan ngại của chính phủ”.

Chính phủ Maldives cũng nói Tòa án tối cao không hồi âm những thư cảnh báo các trục trặc khi thực hiện phán quyết của tòa, gồm những vụ án xử các tù phạm chính trị đang ở nhiều giai đoạn pháp lý khác nhau.

Ngày 4.2, Tòa án tối cao đã tuyên bố “không có rào cản nào trong việc thực hiện phán quyết, và việc này đã được thông báo đến Tổng chưởng lý”.

Theo Hiến pháp Maldives, tuyên bố tình trạng khẩn cấp phải trình Quốc hội. Nếu có tranh chấp, Tòa án tối cao có quyền phán quyết về tính hiệu lực của nó.Với việc Tòa án tối cao bị ngưng hoạt động, chưa thể rõ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Cựu tổng thống Mohamed Nasheed (vị lãnh đạo dân cử đầu tiên của Maldives) là đối thủ chính của Tổng thống Yameen và đang sống lưu vong,đã kêu gọi người dân Maldives chớ tuân lệnh màông gọi là một “lệnh phi pháp”. Ông cũng nói những biến cố vừa qua là một âm mưu đảo chính, kêu gọi Tổng thống Yameen từ chức và lực lượng an ninh phải bảo vệ hiến pháp và nhân dân Maldives.

Ông Nasheed là một trong những thủ lĩnh đối lập được Tòa án tối cao trả tự do, và phán quyết của tòa nói các bản tuyên án ông có tội đã bị giới chính trị tác động.

Ông Nasheed từng kế nhiệm ông Gayoom hồi năm 2008, nhưng 5 năm sau bị lực lượng cảnh sát lật đổ.

LHQ, Mỹ, Ấn Độvà chính phủ các nước khác đã kêu gọi chính quyền Maldives tôn trọng phán quyết của Tòa án tối cao.

Mỹ cũng chỉ trích mạnh việc ban hành tình trạng khẩn cấp, với người phát ngôn Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Tổng thống Yameen “loại bỏ liên minh cầm quyền của ông ta một cách có hệ thống, bỏ tù hoặc buộc nhiều nhân vật chính trị đối lập phải lưu vong”, từ khi ông Yameen trúng cử tổng thống năm 2013.

Bảo Vĩnh (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Maldives bắt cựu Tổng thống, ban bố tình trạng khẩn cấp