Dù Nga-Mỹ đang căng thẳng địa-chính trị, Sứ quán Nga tại Mỹ đã cảm ơn người dân Mỹ gởi lời chia buồn với sự hy sinh của phi công cường kích Su-25 bị bắn rơi ở Syria hôm 3.2.
Trên Facebook ngày 5.2, Sứ quán Nga viết: “Chúng tôi muốn cảm ơn toàn bộ công dân Mỹ đã gởi lời chia buồn đến chúng tôi, về cái chết của phi công chiến đấu cơ Nga hy sinh khi làm nhiệm vụ chống bọn khủng bố ở Syria".
Phi công tự sát bằng lựu đạn để không bị địch bắt
Ngày 3.2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thượngtá Roman Filipov hy sinh trong cuộc đấu súng quyết liệt với bọn khủng bố, sau khi ôngnhảy dù thành công khỏi chiếc Su-25 bị trúng tên lửa đất đối không vác vai MANPAD ở miền bắc Syria.
Sau khi tiếp đất, ông Filipov chỉ có súng ngắn và vài quả lựu đạn, và ông đã dùng lựu đạn tự sát để không bị bắt vào lúc địch siết chặt vòng vây.
Ngày 5.2, Bộ Quốc phòng Nga quyết định truy tặng huy chương cao quý nhất, huy chươngAnh hùng Nga cho phi công Filipov, 33 tuổi. Bộ tuyên dương thượng tá Filipov đã anh dũng chiến đấu đến phút cuối cùng trước khi hy sinh.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cũngra lệnh các chiến đấu cơ Nga bay ở tầm cao khi vào không phận Syria, để giảm thiểu nguy cơ bị bắn rơi.
Theo nhật báoIzvestiadẫn thông báo của Bộ Quốc phòng, các chiến đấu cơ kể từ nay phải bay ở độ cao trên 5.000m trong không phận Syria để giữ an toàn.
Chính sách này từng được ban hành trước đây, nhưng hiện chưa rõ lý do vì sao các máy bay Su-25 trong những ngày gần đây đã bay ở tầm thấp.
Người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Dù bị thương nặng và bị bọn khủng bố vây hãm, phi công Filipov đã hy sinh anh dũng. Chúng tôi tự hào về những anh hùng Nga”.
Ông Peskov cũng nói chưa có thông tin chính xác nguồn gốc của chiếc tên lửa MANPAD.
Ngay sau sự cố Su-25, Bộ Quốc phòng Nga lập tức đổ trách nhiệm cho Mỹ vì đã cung cấp các loại khí tài tối tân cho các lực lượng đối lập tại Syria, dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ phải can thiệp quân sự vào khu vực miền bắc Syria.
Ông Frants Klintsevich - Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quốc phòng liên bang Nga - nhấn mạnh sẽ điều tra chi tiết về loại MANPAD đã được sử dụng, khẳng định "có thông tin nó đã được tuồn vào Syria từ một quốc gia kế cận cách đây nhiều ngày".
Bộ Ngoại giao Mỹ đã bác bỏ cáo buộc Mỹ cấp tên lửa vác vai MANPAD cho quân nổi dậy Syria chống Tổng thống Syria thân Nga Bashar Assad.
Bộ tuyên bố "chưa bao giờ cung cấp tên lửa MANPAD cho bất kỳ nhóm nào tại Syria", và "cực kỳ quan ngại khi những loại vũ khí như vậy được sử dụng".
Quân nổi dậy vu cáo chiếc Su-25 phóng tên lửa
Đài truyền hình nhà nước Nga đã có một vidéo chiếu cảnh cuộc chiến cuối cùng của thượng tá Filipov: nhiều tay súng tiến đến hiện trường máy bay rơi. Tiếp nữa là cuộc đấu súng trước khi người phi công hô to bằng tiếng Nga: “Cái này dành cho bọn khốn nạn”, tiếp theo là một tiếng nổ và cụm khói bốc lên từ xác các tay súng mặc quân phục.
Vidéo này do bọn Hayet Tahrir al Sham công bố. Chúng gồm những tay súng của tổ chức khủng bố Mặt trận Al-Nusra thề trung thành với phong trào khủng bố Al- Qaeda.
Vụ bắn rơi chiếc Su-25 diễn ra ở một trong 4 “khu phi leo thang chiến tranh” ở Syria, mà Syria đã thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hồi tháng 5.2017. Cả 4 nước cũng giám sát 4 khu này.
Bộ Quốc phòng Nga nói chiếc Su-25 đang thực hiện một chuyến bay giám sát, trong khi bọn tung ra vidéo tuyên bố chiếc Su-25 đã phóng tên lửa không đối đất trước khi bị bắn rơi.
Cái chết của Thượng tá Filipov là lần thứ hai có một máy bay quân sự Nga bị bắn rơi ở Syria, và các vùng do quân ly khai kiểm soát đang phải trả giá đắt.
Trước đây, quân nổi dậy từng bắn rụng các máy bay Syria. Hồi tháng 8.2016, quân nổi dậy ở Idlib bắn hạ một trực thăng Nga, làm chết 5 lính Nga. Ngày 31.12.2017, ít nhất máy bay Nga bị trúng pháo của quân nổi dậy, ở căn cứ không quân Khmeimim (Syria).
Nga đã quyết định can thiệp quân sự theo đề nghị của Tổng thống Assad hồi tháng 9.2015, giúp quân chính phủ lật ngược tình thế.
Trong cuộc nội chiến Syria, hơn 11 triệu dân đã phải rời bỏ nhà cửa, hàng trăm ngàn người bị chết, từ khi những cuộc biểu tình chống Tổng thống Assad đã chuyển thành nội chiến hồi năm 2011.
Trung Trực (theo Moscow Times)