Trường hợp một cụ bà tại Hà Lan trở thành ca đầu tiên tử vong sau khi nhiễm COVID-19 lần 2 khiến giới chuyên gia phải nghiêm túc xem xét miễn dịch và kháng thể tạo ra từ lần mắc đầu tiên tồn tại bao lâu.

Một ca bệnh COVID-19 ở Hà Lan tử vong sau khi tái nhiễm: Chuyên gia lo ngại về 'kháng thể'

Cẩm Bình | 14/10/2020, 11:01

Trường hợp một cụ bà tại Hà Lan trở thành ca đầu tiên tử vong sau khi nhiễm COVID-19 lần 2 khiến giới chuyên gia phải nghiêm túc xem xét miễn dịch và kháng thể tạo ra từ lần mắc đầu tiên tồn tại bao lâu.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm y tế Đại học Maastricht cho biết cụ bà 89 tuổi mắc bệnh ung thư tủy xương hiếm gặp tên Waldenström’s macroglobulinemia. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị tổn hại do liệu pháp làm suy giảm tế bào mà bà tiếp nhận trước đó, nhưng vẫn đủ sức chống lại COVID-19.

newfile-1.jpg
Tái nhiễm COVID-19 hoàn toàn có thể xảy ra - Ảnh: Getty Images

Bệnh nhân nhập viện vào đầu năm nay trong tình trạng sốt và ho nhiều, xét nghiệm dương tính với COVID-19. 5 ngày sau bà xuất viện vì ngoài đôi lúc mệt mỏi dai dẳng thì các triệu chứng khác đều giảm hẳn.

Nhưng 2 ngày sau khi tiếp nhận hóa trị – 59 ngày sau đợt bùng phát COVID-19 đầu, bệnh nhân lại sốt, ho, khó thở. Kết quả xét nghiệm một lần nữa dương tính.

Đáng chú ý là lần xét nghiệm vào ngày thứ 4 và thứ 6 cho thấy trong máu bệnh nhân không có kháng thể. Tình trạng diễn biến nghiêm trọng từ ngày thứ 8, hai tuần sau bà qua đời.

Cụ bà không được xét nghiệm giữa 2 lần mắc nên nhóm nghiên cứu không thể xác định bệnh nhân âm tính lúc nào. Tuy nhiên từ mẫu kiểm tra, họ ghi nhận cấu trúc gen của vi rút ở 2 lần khác nhau, do đó đây là trường hợp tái nhiễm chứ không phải bệnh kéo dài.

Trường hợp này là ca tử vong sau khi tái nhiễm COVID-19 đầu tiên, trước đó trên thế giới đã xuất hiện vài ca tái nhiễm chẳng hạn như một người đàn ông 25 tuổi tại bang Nevada (Mỹ).

Nam bệnh nhân có xét nghiệm dương tính lần lượt trong tháng 4 và tháng 6, xuất hiện triệu chứng tương tự cụ bà Hà Lan, đồng thời bệnh tình ở lần mắc thứ 2 cũng diễn biến nghiêm trọng hơn.

Nhưng không giống cụ bà Hà Lan, người đàn ông Mỹ (không bệnh nền) có kháng thể sau lần mắc đầu tiên. Chưa thể xác định kháng thể tồn tại bao lâu.

Tại Hồng Kông cũng từng ghi nhận một người đàn ông 33 tuổi mắc bệnh lần thứ hai sau hơn 4 tháng hồi phục. Bệnh nhân mắc bệnh lần đầu vào tháng 3 và sau đó được xuất viện, đến tháng 8 ông sang Tây Ban Nha, quá cảnh Luân Đôn về đặc khu thì bị xác nhận tái nhiễm.

Theo nhóm nghiên cứu Trung tâm y tế Đại học Maastricht: “Trên thế giới đã có ít nhất 4 cá nhân tái nhiễm. Do đó từng mắc bệnh không nhất định sản sinh miễn dịch bảo vệ tuyệt đối. Mắc bệnh lần 2 có khả năng xảy ra nếu kháng thể giảm và miễn dịch suy yếu. Tái nhiễm sẽ tác động đến công tác phát triển và ứng dụng vắc xin. Mọi cá nhân cần thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa. Ta cần tìm hiểu thêm về phản ứng miễn dịch sau tái nhiễm”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một ca bệnh COVID-19 ở Hà Lan tử vong sau khi tái nhiễm: Chuyên gia lo ngại về 'kháng thể'