Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 11.2, nhằm chống Bắc Kinh ngày càng tạo ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ cử đoàn đại biểu đông nhất đến Air Show 2020, như một cách “tăng cường cuộc tranh giành thế lực toàn cầu” với Trung Quốc, theo lời vị quan chức Mỹ.

Mỹ chê chất lượng vũ khí Trung Quốc trước cuộc triển lãm Air Show 2000

Mỹ Trinh | 11/02/2020, 16:07

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 11.2, nhằm chống Bắc Kinh ngày càng tạo ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ cử đoàn đại biểu đông nhất đến Air Show 2020, như một cách “tăng cường cuộc tranh giành thế lực toàn cầu” với Trung Quốc, theo lời vị quan chức Mỹ.

Ông Cooper 48 tuổi, có nhiệm vụ liên lạc với Lầu Năm Góc, giới thiệu bán vũ khí Mỹ và ủng hộ các đồng minh trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm chống tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

Ông cho biết Washington đang theo dõi các dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng “bành trướng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực một cách hung hăng”.

“Vũ khí Trung Quốc chỉ được cái là giá rẻ chứ chất lượng kém”

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Cooper còn nói: “Khi tham gia thị trường cạnh tranh mới” này, Trung Quốc thường giới thiệu các loại vũ khí “rẻ tiền, kém giá trị”, và dù Trung Quốc có thể ra giá thấp hơn giá bán vũ khí Mỹ, người mua vẫn có thể bị “lãnh đòn” mua phải sản phẩm chất lượng thấp, mắc nợ lớn với Trung Quốc và không được hưởng dịch vụ và giúp huấn luyện, tức ngược với những hứa hẹn mà Mỹ giới thiệu với các bên mua tiềm năng.

Hiện Mỹ là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc đang trồi lên, qua mặt Nga để là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ nhì thế giới. Vào năm 2017, ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc đạt giá trị từ 70 đến 80 tỉ USD (số liệu này vì Trung Quốc thiếu minh bạch, theo SCMP), so với của Mỹ là 226, tỉ USD và của Nga là 37, 7 tỉ USD.

Các nhà phân tích nói ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc ngày càng cạnh tranh ráo riết, nhất là các loại máy bay tự hành có trang bị vũ khí. Nhà nghiên cứu an ninh quốc gia Elsa Kania của Trung tâm An ninh Mỹ Mới nói: “Trong khi chất lượng của vũ khí Trung Quốc vẫn chưa bất ổn, giá tiền của chúng chính là điểm chính giúp bán được chúng”.

Lời hứa Mỹ tăng cường ngăn chặn Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ

Trợ lý ngoại trưởng Cooper nói Washington không yêu cầu các nước châu Á chọn về phe Mỹ hoặc Trung Quốc khi mua vũ khí hoặc lập quan hệ đối tác chiến lược: “Họ phải tự giải bài toán của riêng họ”. Nhưng Mỹ cũng không muốn các đối tác “tự đặt an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ vào vòng nguy hiểm”.

Ông Cooper nói trong số những rủi ro đó có chuyện Trung Quốc lợi dụng thông qua sự hiện diện, thực hiện các dự án xây dựng và phát triển, và dùng công nghệ thông tin để xâm nhập vào hệ sinh thái an ninh và kinh tế của các nước “chịu theo Trung Quốc”.

Ông cho biết Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng các sáng kiến hàng hải Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm nâng khả năng của các đảo quốc và các nước trong khu vực trong việc kiểm soát sức bành trướng của Trung Quốc.

Các hoạt động hỗ trợ của Mỹ gồm giúp bảo vệ Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý (EEZ), theo dõi kỹ tàu bè Trung Quốc, bảo đảm dòng thương mại hàng hải và giúp đỡ các nước nhỏ bị hạn chế tài nguyên.

Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện bị chỉ trích chậm trễ trong các hoạt động hỗ trợ này, theo SCMP.

Mỹ rút nhiều quan chức khỏi Air Show 2020 đề phòng lây dịch coronavirus

Sứ quán Trung Quốc ở Washington từ chối bình luận với SCMP. Tờ báo Hồng Kông nói dù Trung Quốc đang khốn khổ chống dịch coronavirus, nước này vẫn duy trì sự có mặt ở Air Show 2020, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn cử hàng chục cán bộ và sẵn sàng cho đội bay biểu diễn của họ lần đầu tiên biểu diễn ở Airshow 2020, bất chấp việc Singapore cấm tất cả các đoàn khách đến từ Trung Quốc cũng như hủy các cuộc gặp các nhà xuất khẩu vũ khí Trung Quốc. Đoàn Trung Quốc sẽ được khám sức khỏe và được đo thân nhiệt thường xuyên.

Dù ông Cooper nói đoàn Mỹ sẽ rất đông và nhận một khu vực biểu diễn lớn nhất ở Air Show 2020, Washington đã ra lệnh hạn chế sự hiện diện để tránh nguy cơ bị lây nhiễm dịch coronavirus.

Kế hoạch ban đầu là có sự tham dự của 150 công ty và các quan chức hàng đầu của các Bộ Quốc và Thương mại Mỹ, nhiều đại diện Mỹ và các công ty gồm Textron, Raytheon và Lockheed Martin đã rút lui.

Air Show 2020 diễn ra từ ngày 11 đến 16.2, và ban tổ chức đã khuyến cáo các nhà buôn vũ khí và những người khác tránh bắt tay nhau, thay vào đó chỉ thể hiện các cử chỉ tiếp đón như “cúi mình hoặc bắt tay”.

Tại Air Show 2020, cuộc triển lãm hàng không lớn nhất châu Á, Mỹ dự tính giới thiệu F-22 Raptor, chiến đấu cơ mới nhất của không quân Mỹ, cùng các chiếc F-35B Joint Strike Fighter (có thể hạ cánh thẳng đứng và có khả năng cất cánh ngắn) và chiếc -52H Stratoforce.

Trung Quốc dự tính giới thiệu chiến đấu cơ đa năng Bayi J-10.

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chê chất lượng vũ khí Trung Quốc trước cuộc triển lãm Air Show 2000