Ngày 30.1, Bộ Tài chính Mỹ trình “danh sách đen” các đại gia thân cận Tổng thống Nga Vladimir Putin lên Quốc hội Mỹ, gồm 2 lãnh đạo của hai ngân hàng lớn nhất Nga, các trùm ngành kim loại và lãnh đạo tập đoàn khí đốt nhà nước độc quyền.

Mỹ chưa trừng phạt Nga theo ‘danh sách đen’

Trần Trí | 30/01/2018, 17:36

Ngày 30.1, Bộ Tài chính Mỹ trình “danh sách đen” các đại gia thân cận Tổng thống Nga Vladimir Putin lên Quốc hội Mỹ, gồm 2 lãnh đạo của hai ngân hàng lớn nhất Nga, các trùm ngành kim loại và lãnh đạo tập đoàn khí đốt nhà nước độc quyền.

Theo Reuters, “danh sách đen” này dùng để chỉ những “đầu sỏ kinh tế” có quan hệ thân cận với ông Putin, phần nào vì Mỹ đoán chắc rằng Điện kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ngay sau “danh sách đen” được công bố, đồng rúp Nga rớt giá khoảng 0,1% so với đồng USD, trong khi cổ phiếu vài công ty lớn nhất nước Nga cũng bị giảm giá trị.

Cổ phiếu mất giá trị lớn nhất là Norilsk Nickel, giảm khoảng 1,2% sau khi đồng chủ nhân Vladimir Potanin bị đưa vào danh sách này.

Cổ phiếu Rusal, công ty sản xuất nhôm lớn hạng nhì thế giới, giảm giá trị 1,4% ở thị trường chứng khoán Hồng Kông, khi đồng chủ nhân Oleg Deripaska cũng bị nêu tên.

Các đại gia khác lọt vào “danh sách đen” còn có đồng chủ nhân Alexei Mordashov của Severstal, và trùm ngành kim loại Alisher Usmanov, đồng chủ nhân CLB bóng đá Arsenal (Anh) và Eugene Kaspersky, tổng giám đốc công ty an ninh mạng Kaspersky.

Ngoài ra còn có ông German Gref, tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Sberbank (nhà băng cho vay lớn nhất Nga), cùng ông Andrey Kostin, tổng giám đốc VTB, ngân hàng cho vay lớn thứ nhì Nga. Ông Kostin trước đó đã tuyên bố Mỹ “đánh kinh tế Nga để kích động dân Nga lật đổ chính quyền Nga”.

Ông Alexei Miller, tổng giám đốc công ty xuất khẩu khí đốt độcquyền Gazprom, và ông Leonid Mikhelson, đồng chủ nhân công ty xả khí đốt tư nhân Novatek.

Các doanh nhân Nga trên đều từ chối hoặc chưa bình luận theo đề nghị của Reuters.

“Danh sách đen” từng được đề cập trong Luật chống các kẻ thù của nước Mỹ thông qua khủng bố (CAATSA) mà Quốc hội Mỹ thông qua hồi hè 2017.

Luật này khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump khó có thể dỡbỏ lệnh cấm vận Nga với lý do Nga can thiệp vào khủng hoảng Ukraine 2014. Luật cũng kêu gọi trừng phạt Nga thêm vì can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Ông Trump đã phải ký phê duyệt Luật CAATSA ngày 2.8.2017. Luật quyđịnh Bộ Tài chính Mỹ phải lập danh sách “những nhân vật chính trị cấp cao và đại gia Nga thân cận chế độ Putin và xác minh mạng lưới tài sản của họ”.

“Danh sách đen” có thể làm nền tảng cho những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các cá nhân và công ty Nga thân cận với ông Putin.

Lệnh trừng phạt mới có thể được chính quyền Mỹ công bố trong tháng 2 tới, nhưng ngày 29.1, chính phủ Mỹ nói sẽ không lập tức áp thêm lênh trừng phạt Nga, nhấn mạnh các lệnh trừng phạt trước đó đã “đánh mạnh” các công ty Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ra tuyên bố, cho biết đã báo cáo Quốc hội Mỹ việc vận dụng luật CAATSA đang ngăn chặn được Nga bán vũ khí, và “chúng tôi đánh giá nhiều chính phủ nước khác đã từ bỏ kế hoạch mua phương tiện phòng thủ trị giá nhiều tỉ USD từ Nga”.

Viện dẫn khung thời gian liên quan các hợp đồng quốc phòng lớn, bà Nauert nói hãy còn quá sớm để nói luật CAATSA có hiệu quả hay không, nên phải chờ trước khi áp thêm lệnh trừng phạt.

Theo Reuters, ngày 29.1 là thời hạn chót để chính phủ Mỹ áp thêm lệnh cấm vận, đối với bất kỳ ai làm ăn lớn với lĩnh vực tình báo và quốc phòng Nga.

Nhưng chính phủ Mỹ muốn chống thời hạn chót này, càng khiến tăng sự nghi ngờ việc ông Trump sốt ruột hàn gắn quan hệ với Nga. Ông từng gọi luật CAATSA “sơ hở nghiêm trọng” khi ký thông qua.

Điện Kremlin đã cáo buộc “danh sách đen” là âm mưu can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào ngày 18.3.2018. Người phát ngôn Dmitri Peskov của Tổng thống Putin nói đó là một hành động kém hữu nghị, nhằm can thiệp cuộc bầu cử này.

Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov nói chính phủ Trump đang trưng ra thái độ bài Nga và không tốt hơn chính phủ tiền nhiệm Barack Obama. Ông nói khuya 28.1: “Nói thẳng, tôi không thể nhìn ra sự khác biệt trong chính sách giữa hai chính phủ Trump - Obama. Và chính phủ Trump “thậm chí còn tệ hơn chính phủ Obama trên nhiều lĩnh vực. Tôi cho rằng chúng ta phải làm quen với thực tế này: sẽ không có tín hiệu tích cực nào từ phía Mỹ trong tương lai gần”.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chưa trừng phạt Nga theo ‘danh sách đen’