Từ năm 2016, Mỹ dằn mặt TQ (Trung Quốc) bằng cách hải quân Mỹ sẽ cử hai "tàu chiến tương lai" đến căn cứ hải quân Changgi ở Singapore, theo trang IHS Jane's 360.

Mỹ dằn mặt TQ, cử “tàu chiến tương lai” đến Singapore

Một Thế Giới | 28/04/2015, 11:21

Từ năm 2016, Mỹ dằn mặt TQ (Trung Quốc) bằng cách hải quân Mỹ sẽ cử hai "tàu chiến tương lai" đến căn cứ hải quân Changgi ở Singapore, theo trang IHS Jane's 360.

Hai tàu chiến đấu cận duyên (LCS) của hải quân Mỹ sẽ trú đóng và hoạt động thường trực ở khu vực này, trong nỗ lực Mỹ dằn mặt TQ bằng chủ trương “xoay trục về châu Á”, triển khai hoạt động ngoại giao và sự hiện diện quân sự.

Hải quân Mỹ hy vọng đến năm 2018, sẽ triển khai 4 LCS nhằm nâng khả năng của Hạm đội 7.

Trên thực tế, LCS được nhắm sẽ là siêu tàu mang tính tương lai của hải quân Mỹ. Nó được kỳ vọng sẽ là tàu chiến đầu tiên có khả năng quét mìn, mở đợt tấn công ở vùng bờ biển và chiến đấu với tàu địch ở vùng biển xa bờ.

Nhưng LCS vượt quá mức kinh phí và lại không có nhiều lợi thế hơn các tàu chiến hiện có. Năm 2014, hải quân Mỹ giảm đơn đặt hàng từ 52 xuống còn 32 chiếc.

Nhưng việc triển khai LCS ở Singapore cho thấy: Mỹ vẫn tìm ra được một lợi ích quan trọng của loại tàu chiến này:

Tại châu Á, LCS sẽ giúp ngăn chặn âm mưu trở thành “chúa biển” Thái Bình Dương của TQ.

Phó đô đốc Charles Williams nói với trang Jane’s: “Khi chúng tôi có 4 LCS ở đây vào năm 2018, thì 2 chiếc sẽ thuộc lớp Tự do (Freedom) còn 2 chiếc kia thuộc lớp Độc lập (Independence)”. Hai lớp LCS này sẽ cho phép hải quân Mỹ triển khai sức mạnh trên toàn khu vực.

Việc mở rộng số tàu chiến Mỹ cập cảng Singapore nằm trong chủ trương “xoay trục về châu Á”, nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực của Mỹ, trước sự trỗi dậy hung hăng của TQ.

Singapore có một cảng chiến lược và an toàn cho tàu chiến Mỹ, và gần cận Biển Đông, nơi TQ đang đòi độc chiếm gần như toàn bộ, và đã xây nhiều đảo nhân tạo.

Các đảo nhân tạo này sẽ là căn cứ để quân đội TQ hoạt động, phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ ở Singapore còn giữ một vai trò tích cực hơn trong việc chống hải tặc ở eo biển Malacca không xa Singapore, vốn là điểm tiếp nhận dầu thô lớn hàng thứ nhì thế giới. 
Anh Thái (theo Business Insider)
Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
7 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ dằn mặt TQ, cử “tàu chiến tương lai” đến Singapore