Ủy ban Đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (USCC) đã đề nghị Quốc hội Mỹ nên ngăn chặn các đơn vị kinh tế do nhà nước Trung Quốc kiểm soát mua lại tài sản của Mỹ, nhằm tránh an ninh quốc gia bị đe dọa.

Mỹ muốn ngăn Trung Quốc thâu tóm tài sản ở Mỹ

Cẩm Bình | 16/11/2017, 19:47

Ủy ban Đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (USCC) đã đề nghị Quốc hội Mỹ nên ngăn chặn các đơn vị kinh tế do nhà nước Trung Quốc kiểm soát mua lại tài sản của Mỹ, nhằm tránh an ninh quốc gia bị đe dọa.

Trong một báo cáo thường niên, USCC nêu: Khi một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc giành được quyền kiểm soát những công ty Mỹ trong những ngành nhạy cảm, “có nguy cơ” phía đối tác Bắc Kinh sẽ dùng các sức mạnh về công nghệ, thông tin và thị trường để “phục vụ cho nhà nước Trung Quốc, gây hại cho an ninh quốc gia Mỹ”.

Vì vậy, Quốc hội Mỹ nên ngăn những vụ thâu tóm tài sản của Mỹ, đặc biệt là “cơ sở hạ tầng và công nghệ quan trọng của đất nước”, do các tập đoàn nhà nước và kể cả quỹ đầu tư của Trung Quốc thực hiện, bằng cách nâng cấp hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, báo cáo của USCC kết luận.

Báo cáo cũng đề nghị các cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm các Bộ An ninh nội địa, Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị và liên tục cập nhật danh sách “cơ sở hạ tầng và công nghệ quan trọng của Mỹ” tránh để các đơn vị kinh tế Trung Quốc mua lại hay đầu tư vào.

Ông Michael Wessel, Ủy viên USCC, cho biết bản báo cáo mà Ủy ban vừa gửi lên Quốc hội là nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc khi muốn mua tài sản vẫn phải tuân thủ những tiêu chí đánh giá về “bản chất của tài sản” đối với an ninh quốc gia Mỹ.

Bà Carolyn Bartholomew, Chủ tịch USCC, khẳng định chuyện cấm đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc không thể xem là hành động của “chủ nghĩa bảo hộ”.

Vào tháng 9. 2017, Mỹ vừa ngăn Công ty Canyon Bridge Capital Partners của Trung Quốc thâu tóm hãng sản xuất chip điện tử Lattice Semiconductor của Mỹ do lo ngại nguy cơ an ninh quốc gia - Ảnh: Lattice Semiconductor

Đề nghị của USCC được đưa ra khi Quốc hội Mỹ đang nỗ lực thông qua một dự luật tăng cường “soi” các đầu tư nước ngoài vào nước này. Dự luật này được ông John Cornyn, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, công bố vào tuần trước.

Trong một buổi họp báo, ông Cornyn đã cáo buộc Trung Quốc đang lợi dụng những khoảng trống trong quá trình xét duyệt đầu tư để làm suy giảm khả năng cạnh tranh của công nghệ quân sự Mỹ bằng cách mua lại và đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) ngày 14.11, ông Cornyn cho hay: “Chúng tôi không muốn làm nản lòng những nhà đầu tư Trung Quốc. Chúng tôi làm điều này (xem xét kỹhơn đầu tư nước ngoài) là để nhắm vào những vụ chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của chúng tôi”.

Ông Derek Scissors, nhà phân tích Trung Quốc thuộc tổ chức American Enterprise Institute, cho biết lưỡng viện của Quốc hội Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật siết xem xét đầu tư vào tháng 1.2018

Tuy nhiên theo ông Scissors, dự luật của Thượng nghị sĩ Cornyn vẫn chưa làm rõ được những tài sản nào được xem là “cơ sở hạ tầng và công nghệ quan trọng của Mỹ”.

Ngoài ra, dự luật không nêu rõ mục tiêu chính là Trung Quốc và cũng không đề nghị ngăn chặn doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đầu tư vào Mỹ.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ muốn ngăn Trung Quốc thâu tóm tài sản ở Mỹ