Mỹ có kế hoạch tặng thêm 500 triệu vắc xin COVID-19 do Pfizer - BioNTech SE sản xuất cho các quốc gia trên thế giới, nâng tổng số mà Mỹ định chia sẻ lên hơn 1 tỉ liều, theo một nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch.

Mỹ tặng thế giới thêm 500 triệu vắc xin Pfizer, Trung Quốc muốn cung cấp 2 tỉ liều, Philippines phản đối tiêm mũi 3

Sơn Vân | 22/09/2021, 08:28

Mỹ có kế hoạch tặng thêm 500 triệu vắc xin COVID-19 do Pfizer - BioNTech SE sản xuất cho các quốc gia trên thế giới, nâng tổng số mà Mỹ định chia sẻ lên hơn 1 tỉ liều, theo một nguồn tin quen thuộc với các kế hoạch.

Tổng thống Joe Biden sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về COVID-19 vào ngày 22.9 và có khả năng sẽ công bố cam kết mới sau đó.

Trước đó, hôm 21.9, ông Biden đã nói với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Mỹ đã chi hơn 15 tỉ USD cho phản ứng toàn cầu với COVID-19 để tài trợ cho hơn 160 triệu liều vắc xin cho các quốc gia khác. Mỹ đã mua 500 triệu liều vắc xin Pfizer - BioNTech và tặng chúng thông qua nền tảng chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX.

Ông Biden cho biết những liều vắc xin này đã có mặt tại 100 quốc gia, đồng thời nói thêm rằng sẽ công bố các cam kết bổ sung tại hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu do Mỹ tổ chức vào 22.9.

Mỹ đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo toàn cầu xác nhận các mục tiêu chấm dứt đại dịch COVID-19, bao gồm cả đảm bảo 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào thời điểm này năm 2022, theo một dự thảo tài liệu của Mỹ mà Reuters thấy.

pfizer-phai-dap-ung-nhung-dieu-kien-gi-de-vac-xin-duoc-fda-phe-duyet-day-du1.jpeg
Mỹ tặng thêm 500 triệu vắc xin Pfizer cho các nước

Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình hôm 21.9 đã nhắc lại trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng nước này đặt mục tiêu cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho thế giới vào cuối năm nay.

Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia - Retno Marsudi đã chỉ trích kế hoạch tiêm liều vắc xin tăng cường (mũi thứ ba) của các nước giàu khi rất nhiều người ở thế giới đang phát triển chưa được chủng ngừa.

Ông Rodrigo Duterte nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: "Các nước giàu tích trữ vắc xin cứu mạng người, trong khi các nước nghèo chờ nhỏ giọt. Bây giờ họ nói về các mũi tiêm nhắc lại, trong khi các nước đang phát triển xem xét một nửa liều lượng để sử dụng”.

Điều này gây sốc cho niềm tin”, Rodrigo Duterte nói và nhấn mạnh rằng đại dịch sẽ không kết thúc trừ khi vi rút bị đánh bại ở khắp mọi nơi.

Ngoại trưởng Indonesia - Retno Marsudi nhấn mạnh các hạn chế với việc xuất khẩu nguyên liệu để sản xuất vắc xin phải chấm dứt, đồng thời cho rằng "việc tiếp cận với vắc xin an toàn và giá cả phải chăng là rất quan trọng".

Các nhà quản lý Mỹ có thể cho phép tiêm tăng cường vắc xin Pfizer - BioNTech cho những người Mỹ lớn tuổi và có nguy cơ cao trong tuần này, trong thời gian chính phủ triển khai chúng.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) dự kiến ​​sẽ đồng ý tiêm mũi vắc xin thứ 3 cho ít nhất nhóm này trước khi các cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) họp vào 22.9.

Khi khoảng cách giữa việc tiêm vắc xin ở các nước giàu và nghèo ngày càng gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần kêu gọi Mỹ và các nước giàu có khác ngừng kế hoạch cung cấp liều vắc xin tăng cường và sử dụng những chúng để giúp tiêm chủng cho nhiều người trên toàn thế giới chưa tiêm nhận mũi đầu tiên của họ.

Hôm 21.9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres đã khiển trách thế giới về việc phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng, mô tả đây là sự ghê tởm và mang lại cho toàn cầu "điểm F về đạo đức học".

Phát biểu tại cuộc họp thường niên các nhà lãnh đạo thế giới của Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ), ông Antonio Guterres cho biết hình ảnh từ một số nơi trên thế giới về vắc xin hết hạn và không được sử dụng trong thùng rác đã kể "câu chuyện của thời đại chúng ta", với phần lớn thế giới giàu có được chủng ngừa trong khi hơn 90% châu Phi thậm chí chưa nhận được một liều thuốc.

"Đây là một bản cáo trạng đạo đức về tình trạng thế giới của chúng ta. Đó là một sự ghê tởm. Chúng ta đã vượt qua bài kiểm tra khoa học, nhưng chúng ta đang đạt điểm F về đạo đức học", ông Antonio Guterres nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã trở lại New York năm nay sau một sự kiện trực tuyến năm ngoái trong đại dịch.

Khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, khoảng 1/3 trong số 193 thành viên của Liên Hợp Quốc lại gửi video một lần nữa, nhưng nhiều tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao còn lại đã đến Mỹ.

Trong số 5,7 tỉ liều vắc xin COVID-19 được sử dụng trên khắp thế giới, chỉ có 2% là ở châu Phi. Ông Antonio Guterres đang thúc đẩy kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 toàn cầu cho 70% dân số thế giới vào nửa đầu năm sau.

Bài liên quan
Vắc xin Moderna chống Delta tốt nhất, tăng khoảng thời gian giữa 2 liều Pfizer tạo nhiều kháng thể hơn
Đó là hai trong những nghiên cứu đáng chú ý gần đây về vắc xin ngừa COVID-19 của Moderna và Pfizer.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hoang mang về thực phẩm chức năng: Trách nhiệm của Bộ Y tế
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Các đại biểu quốc hội cho biết trên thị trường tràn lan sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thổi phồng công dụng… dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những tồn tại, hạn chế trong quản lý các mặt hàng này là gì?
Đừng bỏ lỡ
  • Bắt 2 phụ nữ liên quan vụ vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương
    1 giờ trước Theo dòng thời sự
    Ngày 11.11, Công an TP.HCM đã thông tin về việc điều tra mở rộng vụ người ngoại quốc mang hơn 700 viên kim cương nhập cảnh vào Việt Nam không khai báo.
  • 10 loại thực phẩm 'trị bệnh' thiếu canxi
    2 giờ trước Thông tin Y học
    Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần ăn, ngoài dẫn đến nguy cơ thiếu xương, loãng xương còn có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp và ung thư ruột…
  • Màn hình kéo giãn có thể mở rộng đến 50%
    3 giờ trước Khoa học - công nghệ
    LG Display - một trong số công ty hàng đầu thế giới về công nghệ hiển thị - vừa ra mắt nguyên mẫu màn hình kéo giãn có thể mở rộng đến 50%, gấp đôi kỷ lục 20% trước đó.
  • Sóc Trăng: Rộn ràng đêm nhạc ngũ âm
    3 giờ trước Du lịch
    Trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024 và tiến tới tới sự kiện xác lập kỷ lục về trình diễn nhạc ngũ âm quy mô lớn nhất Việt Nam, tối 11.11, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Sóc Trăng tổ chức biểu diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng.
  • Gắn du lịch với sản phẩm OCOP - hướng đi mới của du lịch Cà Mau
    4 giờ trước Du lịch
    Lãnh đạo UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có điểm du lịch sinh thái, cộng đồng nào đạt tiêu chuẩn này. Từ đó, sản phẩm OCOP của huyện U Minh thuộc lĩnh vực du lịch vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tặng thế giới thêm 500 triệu vắc xin Pfizer, Trung Quốc muốn cung cấp 2 tỉ liều, Philippines phản đối tiêm mũi 3