Hôm 15.10, Trung Quốc cáo buộc Mỹ tìm cách gây bất ổn cho Tây Tạng, sau khi chính quyền Trump bổ nhiệm một quan chức nhân quyền cấp cao làm đặc phái viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng.

Mỹ thúc đẩy đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận

Nhân Hoàng | 15/10/2020, 17:05

Hôm 15.10, Trung Quốc cáo buộc Mỹ tìm cách gây bất ổn cho Tây Tạng, sau khi chính quyền Trump bổ nhiệm một quan chức nhân quyền cấp cao làm đặc phái viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng.

Ngày 14.10, Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompeo đã thông báo rằng Robert Destro, Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, sẽ đảm nhận vị trí bổ sung vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2017.

my-thuc-day-doi-thoai-giua-duc-dat-lai-lat-ma-voi-trung-quoc-bac-kinh-tuc-toi-anh3.jpg
Ông Robert Destro được bổ nhiệm đặc phái viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng

Theo Reuters, Trung Quốc liên tục từ chối thương thảo với đặc phái viên Mỹ, coi đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của họ.

Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Các vấn đề Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cho phép nước ngoài can thiệp. Việc thành lập cái gọi là điều phối viên cho các vấn đề Tây Tạng là thao túng quan điểm chính trị nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và gây bất ổn cho Tây Tạng. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó”.

Việc bổ nhiệm Robert Destro diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ -Trung chìm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua hàng loạt vấn đề, bao gồm thương mại, Đài Loan, Hồng Kông, nhân quyền, Biển Đông và coronavirus.

Robert Destro sẽ chỉ đạo các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc các đại diện của ngài; bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của người Tây Tạng; nhấn mạnh để quyền con người của họ được tôn trọng”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.

my-thuc-day-doi-thoai-giua-duc-dat-lai-lat-ma-voi-trung-quoc-bac-kinh-tuc-toi-anh.jpg
Nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện sống lưu vong ở Ấn Độ

Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950 theo cách mà nước này mô tả là “sự giải phóng hòa bình giúp vùng Himalaya xa xôi loại bỏ quá khứ phong kiến”.

Triệu Lập Kiên cho hay: “Người dân thuộc mọi sắc tộc ở Tây Tạng là một phần của đại gia đình Trung Quốc, và kể từ khi được giải phóng hòa bình, Tây Tạng đã có sự tăng trưởng kinh tế thịnh vượng”. Ông nói thêm, mọi người ở Tây Tạng đều được hưởng tự do tôn giáo và các quyền của họ hoàn toàn được tôn trọng.

Thế nhưng, các nhà phê bình do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo nói rằng sự cai trị của Bắc Kinh tương đương với “tội ác diệt chủng văn hóa”.

Vào tháng 7.2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ hạn chế thị thực với một số quan chức Trung Quốc có liên quan đến việc ngăn chặn tiếp cận ngoại giao đến Tây Tạng và tham gia vào "vi phạm nhân quyền", đồng thời nói thêm rằng Washington ủng hộ "quyền tự chủ có ý nghĩa" cho Tây Tạng.

Dù vậy, không như người tiền nhiệm Barack Obama, Tổng thống Trump đã không gặp Đạt Lai Lạt Ma trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Bài liên quan
Người Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ dùng WeChat chat với người thân ở quê dù bị Trung Quốc giám sát
Lệnh cấm WeChat của Ấn Độ khiến người Tây Tạng tị nạn ở đây phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc vào ứng dụng của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thúc đẩy đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc, Bắc Kinh nổi giận