Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến Nga bất ngờ trở thành người chiến thắng, ít nhất là trong một mặt hàng mà Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều: đậu nành.
Hợp tác xã nông nghiệp Partizan vùngSiberia từng bị khủng hoảngsau khi Liên Xô sụp đổ nhưng đã phục sinh trong năm qua nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Năm ngoái, hợp tác xã này đã có vụ mùa bội thu nhất trong lịch sử 90 năm của mình, mua hàng loạt máy móc mới và chi tiền thưởng kỷ lục cho xã viên.
Chiến thắng bất ngờ này đến từ việc hợp tác xã đã linh động chuyển sang trồng đậu nành, với thị trường xuất khẩu là Trung Quốc, nướcchỉ cách Partizan có13 dặm.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gần như xóa sạch xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc -thị trường nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Các quan chức Trung Quốc vừađã tuyên bố sẽ mua lại đậu củaMỹ, tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ ràng khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước vẫn chưa kết thúc.
Trong khi đó, chớp lấy cơ hội, những người nông dân ở Partizan ở khu vực Amur đã và đang chiếm một phần trong số lượng xuất khẩu đậu nành Mỹ bị mất.
"Bây giờ chúng tôi nhận được cuộc gọi từ Trung Quốc mỗi ngày", ông Viktor Silokhin, người quản lý Hợp tác xã nông nghiệp Partizan rộng 27.000ha cho biết.
Theo số liệu thương mại của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong năm ngoái đã tăng hơn 27% lên hơn 100 tỉ USD. Kim ngạch thương mại vẫn chủ yếu làdầu, khí đốt và kim loại. Nhưng xuất khẩu nông sản, đặc biệt là đậu nành đã tăng mạnh lên gấp 10 lần chỉ trong 4 năm qua. Trong năm 2018, Nga xuất khẩu sang Trung Quốc tới 1 triệu tấn đậu nành.
Sự tăng trưởng thương mại này được củng cố bởi những nỗ lực cá nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đã xây dựng mối quan hệ đối tác nhằm thách thức Washington về mặt ngoại giao và kinh tế.
Việc xuất khẩu đậu nành kỷ lục từ vùng Viễn Đông của Nga, nơi có đường biên giới dài 2.600 dặm với Trung Quốc, minh họa cho nỗ lực của một số doanh nghiệp và trang trại vừa và nhỏ đang tận dụng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ -Trung Quốc đang diễn ra.
Trong nhiều thập niênqua, nền kinh tế Nga chủ yếu tập trung giao dịch với các đối tác châu Âu, nhưng tình hình giờ đây đã thay đổi và các doanh nhân Nga đã thay đổi chiến lược của mình khi đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, một thị trường lớn và đang phát triển mạnh.
Ông Oleg Turkov, Bộ trưởng Nông nghiệp của vùng Amur cho biết"có một thị trường ngách được giải phóng ở Trung Quốc (do các vòng thuế quan của Mỹ) và chúng tôi có thể phát triển nó. Chúng tôi có thể bán tất cả những gì chúng tôi có thể phát triển, nhu cầu là không giới hạn".
Doanh thu từ đậu nành đã giúp địa phương này tăng chi trả phúc lợi xã hội, xây dựng trạm y tế, trường học, sân vận động thể thao... để thu hút thêm người lao động đến. Dù vậy, khó có thể biết trước được người Nga có thể tận dụng cơ hội tốt này đến đâu, khi theo số liệu chính thức trong năm 2018 Trung Quốc nhập đến 1 triệu tấn đậu nành và số đậu đến từ Nga chỉ mới chiếm tỷ trọng hơn 1% mà thôi.
Thiên Hà (theo Wall Street Journal)