Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải chịu sức ép nặng nề mở cửa đàm phán với Bình Nhưỡng, trong đó Mỹ phải giảm sự hiện diện quân sự ở bán đảo Triều Tiên, thì CHDCND Triều Tiên mới tạm dừng chương trình hạt nhân và thử tên lửa.

Mỹ - Trung 'đồng sàng dị mộng' trong vấn đề hạt nhân - tên lửa Triều Tiên

23/06/2017, 06:48

Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải chịu sức ép nặng nề mở cửa đàm phán với Bình Nhưỡng, trong đó Mỹ phải giảm sự hiện diện quân sự ở bán đảo Triều Tiên, thì CHDCND Triều Tiên mới tạm dừng chương trình hạt nhân và thử tên lửa.

Rocket được phóng ở một cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn hồi tháng 4-Ảnh Getty Images

Báo New York Times ngày 21.6 dẫn lời các nhà ngoại giao nước ngoài và quan chức Mỹ, nói từ vài tháng qua, Bắc Kinh tung ra nhiều phiên bản của đề nghị trên, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã xem trước, rồi đến Ngoại trưởng Trung Quốc và Thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Vị tướng Trung Quốc đã cùng Ủy viên Quốc vụ phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì đến Mỹ ngày 21.6, nói chuyện cấp cao với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Trung Quốc “câu giờ” vì sợ mất chính quyền Bình Nhưỡng

Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng khẳng định họ không quan tâm bất kỳ đề nghị nào buộc Mỹ phải giảm sức ép quân sự - kinh tế lên Triều Tiên, dù đổi lại là Bình Nhưỡng tạm ngưng các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Hai ông Tillerson - Mattis công khai ép Trung Quốc tăng sức ép ngoại giao và kinh tế đối với Triều Tiên, dù ngày 20.6, ông Trump viết Twitter nêu khả năng từ bỏ nhờ Bắc Kinh giúp.

Ở cuộc họp báo sau cuộc nói chuyện với tướng Phòng Phong Huy và ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Tillerson nói:

“Trung Quốc biết Mỹ xem Triều Tiên là mối đe dọa an ninh của chúng tôi. Chúng tôi nhắc lại với Trung Quốc, rằng họ có trách nhiệm ngoại giao là tăng mạnh sức ép kinh tế và ngoại giao với Bình Nhưỡng, nếu họ muốn ngăn chặn leo thang căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên”.

Theo báo New York Times, như những vị tiền nhiệm, Tổng thống Trump đang dần nghiêng về chuyện đàm phán để hợp tác, còn Trung Quốc không muốn bất kỳ biện pháp nào có thể gây bất ổn nghiêm trọng đến chính phủ Triều Tiên, vì Bắc Kinh sợ mất chính quyền Bình Nhưỡng, vùng đệm an ninh quan trọng của Bắc Kinh tại Đông Bắc Á.

Vì thế, chiến lược của Trung Quốc là “câu giờ”, giữ nguyên trạng tình hình, đề cập chuyện đàm phán nhằm có thể đạt được việc Triều Tiên ngưng thử tên lửa và hạt nhân.

Họ có thêm người ủng hộ biện pháp này nơi Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc, người trúng cử nhờ lời hứa làm thân với Bình Nhưỡng.

Ngày 20.6, ông Moon Jae-in trả lời phỏng vấn của kênh CBS News, nói một vụ tạm ngưng thử hạt nhân có thể là cách tiến đến giai đoạn hai của những cuộc đàm phán mà qua đó, “có thể đạt được việc hoàn toàn chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng”.

Ngày 21.6, Đại sứ Triều Tiên ở Ấn Độ, ông Kye Chun-yong nói Triều Tiên sẵn sàng xem xét một cuộc tạm ngưng thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân, nếu Mỹ - Hàn chấm dứt những cuộc tập trận chung hàng năm.

Đại sứ Kye nói: “Trong một vài hoàn cảnh, chúng tôi sẵn sàng nói chuyện về chủ đề ngưng thử nghiệm hạt nhân và thử tên lửa. Ví dụ, nếu phía Mỹ tạm ngưng hoặc ngừng vĩnh viễn các cuộc tập trận tầm cỡ lớn, thì chúng tôi cũng sẽ ngưng tạm thời. Hãy nói chuyện về cách giải quyết vấn đề Triều Tiên trong hòa bình”.

Nói chuyện với Triều Tiên để ‘câu giờ’, nếu sợ dính bẫy

Nhưng với những quan chức Mỹ, ngưng sức ép lên Bình Nhưỡng là một cái bẫy mà các chính phủ Mỹ trước đã bị “dính” vào:

Chính phủ Tổng thống Bill Clinton từng làm thế năm 1994, nhưng bị Triều Tiên “lừa” rồi mới đến chính phủ Tổng thống George Bush gây sức ép trở lại.

Khi nhiệm kỳ của ông Bush kết thúc, lần ngưng sức ép thứ hai và việc dở bỏ một phần một lò phản ứng hạt nhân của Bình Nhưỡng được đàm phán, nhưng rồi Triều Tiên bỏ cuộc ngay khi ông Barack Obama nhậm chức.

Ngoại trưởng Tillerson bác ý tưởng đàm phán với Triều Tiên, khi ông thăm Hàn Quốc hồi đầu năm 2017. Ông nói cuộc đàm phán này chỉ càng cho thấy Triều Tiên đã có một kho chứa hàng chục vũ khí hạt nhân, cùng nhiều tên lửa tầm ngắn và tầm xa có thể bắn vào quân Mỹ tại khu vực, và bắn tới Nhật Bản cùng Hàn Quốc.

Dù vậy, ý tưởng đàm phán Mỹ - Triều để ngưng sức ép đã được nhiều chuyên gia ủng hộ. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J. Perry nói đấy là cách duy nhất để “câu giờ”, trước khi Triều Tiên thử thành công một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng tới Mỹ.

Các giải pháp khác cho Mỹ đều có những hạn chế, gồm đợt cấm vận thứ hai đối với các ngân hàng và công ty Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên, khiến có thể gây ra một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Một cuộc tấn công quân sự có thể kích động Bình Nhưỡng dùng vũ khí qui ước đánh Hàn Quốc và sẽ có hậu quả tổn thất nghiêm trọng về người.

Hoặc chấp nhận Triều Tiên là một thế lực hạt nhân, là điều mà rất ít quan chức chính phủ Mỹ sẵn sàng chấp nhận.

Khi không có được giải pháp thay thế nào, chính phủ Tổng thống Trump lại phải kêu gọi Trung Quốc kềm cương Bình Nhưỡng. 90% thương mại Triều Tiên là với Trung Quốc. Và dù Trung Quốc gần đây cấm nhập than Triều Tiên, tổng thương mại Triều - Trung vẫn tăng cao.

Ngoại trưởng Tillerson nói các nước trên thế giới đều ngăn chặn các hoạt động của Triều Tiên, để không cho dòng tiền có được chảy vào chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Ông nói: “Và chúng tôi hy vọng Trung Quốc làm phần việc của mình”.

Trung Trực (theo New York Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trong 3 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã giải ngân vốn đầu tư công được hơn 80.000 tỉ đồng và đạt tỷ lệ hơn 13,7%, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% trong năm 2024 vẫn là một thách thức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung 'đồng sàng dị mộng' trong vấn đề hạt nhân - tên lửa Triều Tiên