Một sống nước đồng minh chủ chốt của Ukraine, trong đó có Mỹ, đang cân nhắc về lệnh cấm xuất khẩu hầu hết các loại hàng hóa sang Nga.

Mỹ và đồng minh xem xét cấm xuất hàng sang Nga

Đan Thuỳ | 22/04/2023, 17:20

Một sống nước đồng minh chủ chốt của Ukraine, trong đó có Mỹ, đang cân nhắc về lệnh cấm xuất khẩu hầu hết các loại hàng hóa sang Nga.

Một nguồn tin cho biết các quan chức của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang thảo luận về ý định này trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản vào tháng 5 tới và muốn kêu gọi sự tham gia của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). G7 gồm các nước thành viên Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật.

Kế hoạch này có thể đảo ngược cơ chế trừng phạt đang được áp dụng hiện tại. Theo đó, tất cả các loại hàng hóa sẽ bị cấm xuất khẩu, trừ khi nằm trong nhóm được miễn trừ. Còn theo cơ chế hiện tại, tất cả các loại hàng hóa đều được phép xuất khẩu sang Nga, trừ khi nằm trong nhóm bị trừng phạt. Đề xuất vẫn đang được tranh luận và có thể thay đổi. 

Nếu các nhà lãnh đạo G7 tán thành lệnh cấm mới tại hội nghị thượng đỉnh, thì chỉ còn dược phẩm, sản phẩm nông nghiệp có thể được miễn trừ. 

1-1646830553816.jpeg

Song việc thực hiện biện pháp trừng phạt mới này có thể vấp phải những rào cản lớn. Để thực thi có hiệu lực tại EU, các tiêu chí mới cần phải được đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên, điều này có thể gây ra tranh cãi lớn do phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp vẫn đang xuất khẩu hàng hóa sang Nga, chưa kể đến nguy cơ bị Moscow trả đũa. 

Nếu lệnh cấm xuất khẩu như vậy được thực thi, phần lớn dòng chảy thương mại còn lại từ các quốc gia này sang Nga sẽ chấm dứt. 

Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt đã áp dụng làm giảm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu của EU và G7 sang Nga, với hạn chế được áp dụng lên nhiều mặt hàng, như đồ điện tử, hàng xa xỉ. Điều đó vẫn khiến tổng kim ngạch xuất khẩu từ châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản sang Nga chỉ còn khoảng 66 tỉ USD. 

Các nước thành viên G7 lo ngại rằng đây vẫn là một lợi ích lớn đối với nền kinh tế Nga, đặc biệt là khi nước này vẫn đang tìm mọi cách lách lệnh trừng phạt để nhập khẩu hàng hóa qua các nước thứ 3. 

Để đáp trả những biện pháp trừng phạt, Nga cũng đã đưa ra các lệnh cấm xuất khẩu và định kỳ cắt giảm nguồn cung năng lượng sang châu Âu. EU chịu ảnh hưởng lớn khi Nga hạn chế xuất khẩu các loại hàng hóa như kim loại đồng. Lệnh cấm xuất khẩu với hầu hết các loại hàng hóa của phương Tây sang Nga có thể đẩy Moscow xích gần đến Trung Quốc hơn nữa nhằm tìm các lựa chọn thay thế cho những hàng hóa bị cấm vận.

Hiện Nga đã ngừng công bố số liệu về nhập khẩu, nhưng một số tổ chức theo dõi quốc tế và các chính phủ vẫn theo dõi hoạt động xuất khẩu sang Nga.

Đức, Ý và Ba Lan vẫn là 3 nhà xuất khẩu hàng hóa hàng đầu của châu Âu sang Nga, theo dữ liệu của Trade Data Monitor. Đối với khối G7, các sản phẩm phi y tế và phi nông nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất, như ô tô, sô cô la, bia, giày dép, hoa, đồ trang điểm.

Ngay cả với các biện pháp trừng phạt hiện có, Nga vẫn có thể nhập khẩu một số mặt hàng của Mỹ và châu Âu thông qua các nước thứ 3. Điều này đang khiến G7 và EU tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết các hành vi lách lệnh trừng phạt, đặc biệt là tăng cường giám sát các loại hàng hóa được cho là có thể phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự. 

Ngày 12.4, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ phối hợp cùng với giới chức London để áp đặt các biện pháp trừng phạt lên 120 cá nhân và tổ chức, mà theo Washington những cá nhân, tổ chức này đã có hành động ủng hộ hoặc hỗ trợ Moscow trong cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Nỗ lực gây áp lực hơn nữa với nền kinh tế Nga có thể sẽ là chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới. Tại đây, các nhà lãnh đạo G7 cũng dự kiến đi đến thống nhất về việc cải thiện cơ chế theo dõi và truy tìm kim cương Nga xuyên biên giới, từ đó mở đường cho các biện pháp hạn chế thương mại.

Bài liên quan
'Kẻ' được lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Đài CNN cho biết khi chuỗi cung ứng của Mỹ chia tách khỏi Trung Quốc, ngành sản xuất Mexico hưởng lợi lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và đồng minh xem xét cấm xuất hàng sang Nga