Việt Nam - một trong những nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ - được thông báo rằng có thể ngay cuối tuần này sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD).
Kinh tế - đầu tư - dự án

Mỹ yêu cầu Việt Nam phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ

Tuyết Nhung 27/03/2024 12:33

Việt Nam - một trong những nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ - được thông báo rằng có thể ngay cuối tuần này sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD).

Thông tin trên được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra ngày 27.3. Theo đó, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam là 4 quốc gia mục tiêu của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong đợt rà soát lần này, 4 nước này chiếm 90% trong tổng số 788.209 tấn tôm nhập khẩu vào Mỹ vào năm 2023.

Trong đó, Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam là 3 trong số 4 nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ, được thông báo rằng có thể ngay cuối tuần này sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%. Tuy nhiên, Indonesia, nhà cung cấp tôm lớn thứ ba cho Mỹ, đã được loại khỏi đợt rà soát.

DOC đã bắt đầu triệu tập danh sách các nhà xuất khẩu và những người đề xuất áp dụng mức thuế mà họ đã xác định - trong khi chờ điều tra đầy đủ - rằng có khả năng 3 trong số 4 quốc gia bị nhắm đang hỗ trợ các chương trình trợ cấp cho phép họ đưa ra mức giá thấp giả tại thị trường Mỹ, vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thuế suất sẽ có hiệu lực ngay khi DOC có thể công bố chúng lên Văn phòng đăng ký liên bang (Federal Register). Việc này dự kiến ​​sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Thuế sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng các nước này không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Mỹ, nhưng quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024, nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể sẽ phải đối mặt với mức chi phí cho phần lớn thời gian còn lại của năm.

Bắt đầu ngay sau khi quyết định của Chính phủ được công bố chính thức, các nhà nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ phải đặt cọc 4,72% đối với tôm nhập khẩu từ Devi Sea Foods, 3,89% từ Sandhya Aqua Exports và 4,36% từ tất cả các nhà cung cấp Ấn Độ khác.

Các nhà nhập khẩu tôm từ Ecuador sẽ phải đặt cọc 13,41% đối với tôm nhập khẩu từ Industrial Pesquera Santa Priscila, 1,69% từ Sociedad Nacional de Galapagos (SONGA) và 7,55% từ tất cả các nhà cung cấp khác của Ecuador.

Đối với tôm từ Việt Nam, yêu cầu đặt cọc sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt Nam khác.

DOC đưa ra quyết định sơ bộ không có trợ cấp đối với các công ty Indonesia, Bahari Makmur Sejati (BMS) là 0,39% và First Marine là 0,71%. Tôm Indonesia sẽ không cần đặt cọc.

Bốn quốc gia là mục tiêu điều tra chiếm 709.804 tấn (90%) trong số 788.209 tấn tôm được Mỹ nhập khẩu vào năm 2023 và gần 5,6 tỉ USD (87%) trong tổng giá trị 6,4 tỉ USD tôm được nhập khẩu vào Mỹ năm 2023.

Ấn Độ xuất khẩu 296.243 tấn tôm sang Mỹ vào năm 2023, ít hơn 2%, trong khi Ecuador xuất khẩu 205.684 tấn sang Mỹ, tăng 3% và Indonesia xuất khẩu 146.258 tấn sang Mỹ, giảm 12%. Việt Nam xuất sang Mỹ 61.516 tấn, giảm 13%.

Bài liên quan
Người đàn ông suýt mất 'của quý' bởi máy sục khí nuôi tôm
Người đàn ông ở Bạc Liêu trong quá trình sửa chữa hệ thống cánh quạt máy sục khí cho vuông tôm, bất cẩn bị máy cuốn vạt áo kéo theo gây đa chấn thương bộ phận sinh dục.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ yêu cầu Việt Nam phải trả thuế chống trợ cấp sơ bộ