Nga đòi Na Uy lập tức trả tự do cho một công dân Nga bị bắt, bị nghi hoạt động gián điệp, sau khi ông dự một hội nghị về củng cố hợp tác giữa các quốc hội thuộc châu Âu.

Na Uy bắt giữ công dân Nga bị nghi là điệp viên

Trần Trí | 26/09/2018, 12:04

Nga đòi Na Uy lập tức trả tự do cho một công dân Nga bị bắt, bị nghi hoạt động gián điệp, sau khi ông dự một hội nghị về củng cố hợp tác giữa các quốc hội thuộc châu Âu.

Người bị bắt là Mikhail Bochkarev, 51 tuổi, là nhân viên thuộc Thượng viện Nga. Ông Bochkarev bị bắt tại sân bay quốc tế Oslo hôm 21.9, sau khi ông dự hội nghị số hóa tài liệu do Trung tâm châu Âu tìm kiếm-tổng hợp dữ liệu quốc hội(ECPRD) tổ chức tại Quốc hội Na Uy, hôm sau bị tạm giam hai tuần chờ xét xử và để ông có cơ hội phá hủy chứng cứ phạm pháp.Có thông tin ông Bochkarev có thể bị tuyên án 3 năm tù nếu bị tuyên có tội hoạt động gián điệp”.

ECPSD cho biết họ đã báo động Cơ quan tình báo Na Uy (PST), sau khi phát hiện “hành xử bất thường” của người mà họ xác định là “cố vấn trưởng ở Quốc hộiNga” hồi năm 2012, qua năm sau hướng dẫn các thành viên Thượng viện Nga về ứng dụng điện thoại di động và hệ thống Internet.

Hãng tin NRK (Na Uy)đưa tin ông Bochkarev là một cố vấn về công nghệ thông tin (IT) của Quốc hội Nga, đã dự nhiều hội thảo ở khắp châu Âu trong những năm gần đây, và NRK dẫn một tuyên bố của PST rằng các điệp viên địch thường chọn các cuộc hội thảo về chính sách an ninh, công nghệ và phát minh để lập quan hệ.

Luật sư của ông Bochkarev cho biết PST đã thẩm vấn thân chủ, người phủ nhận tất cả các cáo buộc và cho rằng đã có sự hiểu lầm.

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Na Uy tại Moscow hôm 24.9 để phản đối việc bắt giữ ông Bochkarev là “hành động khiêu khích và các cáo buộc ông là phi lý, là khuấy động làn sóng cuồng điệp viên quanh nước Nga”. Bộ đòi trả tự do lập tức cho ông Bochkarev, đồng thời cảnh báo “những hành xử này sẽ kéo theo các hậu quả”.

Phó chủ tịch Thượng viện Nga Ilya Umakhanov nói với hãng tin TASS: việc bắt ông Bochkarev vô cớ sẽ gây tổn hại cho quan hệ cấp quốc hội Nga-Na Uy. Sứ quán Nga tại Na Uy phản đối việc bắt người vô cớ.

Nhưng Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói vụ bắt giữ ông Bochkarev không phải là một thủ đoạn chính trị, chỉ là một vấn đề an ninh cần được điều tra.

Nga thường bị phương Tây cáo buộc cử điệp viên qua các nước láng giềng và xa hơn. Gần đây nhất, cô Maria Butina, 29 tuổi bị bắt ở Mỹ, bị cáo buộc nhân danh nước Nga âm mưu xâm nhập đảng Cộng hòa.

Na Uy giáp Nga, thường bày tỏ lo ngại Nga có thể hành động quân sự xâm lược, sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và ủng hộ quân ly khai ở đông Ukraine.

Nga phủ nhận cáo buộc, nhưng nhiều nước láng giềng Nga cũng sợ Nga sẽ không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của họ, theo Newsweek.

Hồi tháng 6, chính quyền Na Uy chấp thuận triển khai thêm 400 lính thủy đánh bộ Mỹ đến nước này trú đóng. Đa số nhóm quân này sẽ ở khu vực biên giới Na Uy-Nga.

Chính phủ Nga đã có công hàm phản đối Na Uy mời thêm lính Mỹ đến nước này, đi ngược quyết định năm 1949 của Na Uy là khôn mở căn cứ cho quân nước ngoài trên lãnh thổ Na Uy khi Na Uy không bị đe dọa tấn công hoặc bị tấn công”.

Công hàm nêu hành động này “có thể làm tăng căng thẳng, gây ra chạy đua vũ trang và làm tình hình Bắc Âu bất ổn. Chúng tôi xem đấy là hành động không thân thiện và sẽ có hậu quả kèm theo”.

Năm 2017, Mỹ đã cử 300 lính thủy quân lục chiến đến Na Uy tập luyện chiến đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nay, tổng cộng 700 lính Mỹ sẽ luân phiên trú đóng ở Na Uy trong ít nhất 5 năm.

Phần Lan cũng bắt một công dân Nga bị nghi “rửa tiền”, sau khi cảnh sát mở một cuộc truy quét lớn ở vùng tây nam Phần Lan hồi cuối tuần qua. Cảnh sát Phần Lan bắt 3 nghi can, sau đó thả một người, trong cuộc khám xét một công ty bất động sản mà giám đốc là một công dân Nga có quốc tịch kép Malta.

Người phát ngôn Sứ quán Nga ở Helsinski (thủ đô Phần Lan) nói cảnh sát Phần Lan bắt một công dân Nga, người được giấu tên vì cuộc điều tra nghi án “rửa tiền” đang tiếp tục.

Tên của công ty bị khám xét cũng được giữ bí mật, nhưng đài truyền hình YLE (Phần Lan) dẫn tin của nhân chứng cho biết: vụ khám xét diễn ra ở công ty Airiston Helmi.Tài liệu bất động sản cho biết công ty này mua hoặc bán một số ngôi nhà với tổng trị giá 9,2 triệu euro ở quần đảo Turku (tây nam Phần Lan) từ năm 2007 đến 2014.

Bích Ngọc (theo Moscow Times, AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Na Uy bắt giữ công dân Nga bị nghi là điệp viên