Các kỹ sư của NASA đã bắt đầu lắp ráp các bộ phận của tên lửa SLS được thiết kế để đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này như một phần của chương trình Artemis.

NASA bắt đầu lắp ráp tên lửa cho sứ mệnh Mặt trăng Artemis

Long Hải | 27/11/2020, 12:20

Các kỹ sư của NASA đã bắt đầu lắp ráp các bộ phận của tên lửa SLS được thiết kế để đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng vào cuối thập kỷ này như một phần của chương trình Artemis.

su-menh1.jpg
Tầng đẩy nhiên liệu rắn của tên lửa SLS - Ảnh: NASA

Tầng đẩy đầu tiên của Hệ thống phóng không gian (Space Launch System - SLS) được đặt lên đỉnh bệ phóng di động tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào đầu tuần này để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên, NASA cho biết hôm 24.11. Tổng cộng 10 bộ phận sẽ tạo thành tầng đẩy tên lửa nhiên liệu rắn trước khi cất cánh lần đầu tiên, dự kiến diễn ra vào năm tới.

Hệ thống phóng không gian SLS là một tên lửa rocket cao 98,1 mét (cao hơn tượng Nữ thần Tự do). Tên lửa do NASA phát triển với công suất lớn nhất trong lịch sử, có thể đưa các vật thể nặng tới 130 tấn lên quỹ đạo. Đây là một phần của bộ thiết bị bao gồm tàu vũ trụ Orion, Lunar Gateway và hệ thống hạ cánh giúp hỗ trợ các dự án không gian trong tương lai của NASA.

SLS được thừa hưởng những công nghệ từng giúp NASA thực hiện thành công các sứ mệnh trong quá khứ, đồng thời được trang bị thêm những công nghệ tiên tiến nhất nhằm giảm thời gian phát triển, giảm chi phí chế tạo và vận hành.

su-menh2.jpg
Sứ mệnh Artemis 1 dự kiến ​​sẽ khởi động vào năm 2021 với hai chuyến bay thử nghiệm quanh Mặt trăng mà không có phi hành gia - Ảnh: NASA

Bệ phóng chính của SLS sử dụng nhiên liệu hydro lỏng và hệ thống đẩy oxy lỏng bao gồm 4 động cơ RS-25. Đồng thời, SLS còn được tăng cường bằng các tên lửa đẩy nhiên liệu rắn trong giai đoạn đầu của quá trình phóng.

Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, tên lửa SLS sẽ có lực đẩy khi cất cánh khoảng 8,8 triệu pound (tương đương 3.992 tấn), mạnh hơn khoảng 15% so với tên lửa Saturn V dùng trong sứ mệnh Apollo khoảng 50 năm, khiến nó trở thành tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo.

Tên lửa này là một phần quan trọng trong chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis của NASA, nhằm mục đích đưa người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên Mặt trăng vào năm 2024. Các quan chức NASA cũng hy vọng SLS sẽ được sử dụng để bay đến sao Hỏa và các “điểm đến không gian sâu” khác.

“Việc xếp bộ phận đầu tiên của tên lửa SLS lên bệ phóng di động đánh dấu cột mốc đặc biệt với chương trình Artemis. Nó cho thấy nhiệm vụ đang dần thành hình và sẽ sớm tiến tới bãi phóng”, Andrew Shroble, giám đốc luồng hoạt động tích hợp của Jacobs, một công ty hợp tác với NASA về chương trình Artemis, cho biết.

Video thử nghiệm Hệ thống phóng không gian (Space Launch System - SLS) tại một địa điểm ở sa mạc Utah vào hôm 2.9

Sứ mệnh Artemis 1 của NASA dự kiến ​​sẽ khởi động vào năm 2021 với hai chuyến bay thử nghiệm quanh Mặt trăng mà không có phi hành gia. Artemis 2 dự kiến ​​ra mắt vào năm 2023 với các phi hành gia trên tàu để chuẩn bị cho Artemis 3 đưa người hạ cánh lên bề mặt Mặt trăng.

NASA đã thành công trong việc lần đầu tiên đưa người lên Mặt trăng qua chương trình Apollo với tổng cộng 6 tàu Apollo cùng 12 nhà du hành vũ trụ hạ cánh trên Mặt trăng từ 1969 đến 1972. Tuy nhiên mục tiêu của chương trình Artemis không chỉ là đưa người quay trở lại Mặt trăng, mà còn là duy trì sự hiện diện lâu dài của con người trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Chương trình Artemis 1 cũng tạo điều kiện cho các công ty tư nhân Mỹ tìm hiểu các lợi ích kinh tế trên Mặt trăng, hướng đến đặt nền móng cho việc đưa con người đến sao Hỏa.

Bài liên quan
Chân dung Jared Isaacman, tỷ phú bỏ học cấp 3 được ông Trump chọn làm lãnh đạo NASA
Jared Isaacman không chỉ là giám đốc điều hành tỷ phú mà còn là phi hành gia trong sứ mệnh của SpaceX. Hiện ông được đề cử làm Giám đốc NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) trong chính quyền mới của Donald Trump.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phân tích về quy định khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm
5 giờ trước Giáo dục
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, vì xét tuyển sớm, nhiều học sinh có tâm lý đã trúng tuyển rồi nên không quan tâm chuyện học hành nữa, đến lớp chỉ để ngồi chơi. Nhiều em vào lớp 10 trường chuyên gần như yên tâm trúng tuyển rồi và không tập trung vào học toàn diện.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA bắt đầu lắp ráp tên lửa cho sứ mệnh Mặt trăng Artemis