Thủ tướng KP Sharma Oli khẳng định Nepal có thể đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời nhấn mạnh đất nước của ông sẽ duy trì được mối quan hệ chặt chẽ với hai cường quốc láng giềng trong khi vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.

Nepal quyết giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ

Cẩm Bình | 24/06/2018, 16:48

Thủ tướng KP Sharma Oli khẳng định Nepal có thể đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời nhấn mạnh đất nước của ông sẽ duy trì được mối quan hệ chặt chẽ với hai cường quốc láng giềng trong khi vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.

Ông Oli hiện đang có chuyến thăm Bắc Kinh và hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nhân chuyến công du này, một bản ghi nhớ về xây dựng tuyến đường sắt nối Tây Tạng cùng với thủ đô Kathmandu cùng 14 văn kiện hợp tác khác đã được hai bên ký kết.

Trả lời phỏng vấn của Hoàn cầu Thời báo, Thủ tướng Oli cho biết chính phủ của ông từ khi thành lập (tháng 2.2018) đến nay đã tăng cường hợp tác với cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ.

“Chúng tôi theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập và cân bằng trong quan hệ với bên ngoài. Trong quá trình thi hành chính sách, hai nước láng giềng của chúng tôi (Trung - Ấn) tất nhiên được ưu tiên hàng đầu, và quan hệ của chúng tôi với họ rất rộng mở, toàn diện và phong phú”, Thủ tướng Oli phát biểu.

Khi được hỏi liệu Nepal sẽ là “vùng đất cạnh tranh” hay “cầu nối hợp tác” giữa hai cường quốc châu Á, Thủ tướng Oli khẳng định đất nước của ông luôn duy trì được chủ quyền và độc lập trong suốt chiều dài lịch sử.

Theo ông: “Chúng tôi cam kết không cho phép lãnh thổ của mình bị sử dụng để chống lại những lợi ích tối cao của nước láng giềng. Chúng tôi có quyết tâm duy trì điều này, đồng thời cũng mong họ đưa cam kết tương tự. Với nhận thức này, tôi thấy ba nước có triển vọng hợp tác tốt”.

Thủ tướng Nepal cho hay nước này có nhu cầu phát triển rất lớn, do đó cần đến sự hợp tác kinh tế ý nghĩa, cùng có lợi của hai nước láng giềng vốn đang vươn lên tầm cỡ cường quốc toàn cầu và phát triển về nhiều mặt. “Tôi tin Nepal có thể đóng vai trò cầu nối giữa họ”, ông Oli nhấn mạnh.

Nepal muốn làm cầu nối giữa hai “ông lớn” châu Á - Ảnh: CSMonitor

Báo Nikkei Asian Review từng đánh giá Nam Á hiện như một bàn cờ khổng lồ với hai “người chơi” là Trung Quốc vàẤn Độ. Bắc Kinh trong nhiều năm qua đã cố gắng mở rộng ảnh hưởng bằng cách triển khai nhiều dự án phát triển trong khuôn khổ sang kiến Một vành đai, Một con đường, buộc New Delhi triển khai nhiều biện pháp để cạnh tranh lại.

Chính phủ Nepal trước đây từng duy trì quan điểm thân Ấn, nhưng chính phủ mới thành lập sau khi liên minh các đảng Cộng sản của nước này chiến thắng trong bầu cử cuối năm 2017 được cho là muốn tách khỏi tầm ảnh hưởng của New Delhi.

Cẩm Bình (theo Economic Times, Hindustan Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nepal quyết giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ