Trả lời báo chí những vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, nếu phát hiện kết quả thanh tra của tỉnh sai, Bộ Nội vụ sẽ xem xét giải quyết khách quan, xử lý nghiêm sai phạm.
Vẫn có thể xử lý khi bà Quỳnh Anh không là công chức
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra vào chiều3.4, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho hay, việc lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thanh tra vụ việc bà Quỳnh Anh là hoàn toàn đúng với chức trách, chức năng của lãnh đạo UBND tỉnh. Việc tiến hành thanh tra có thể giao cho thanh tra tỉnh phối hợp vớ Sở Nội vụ kiểm tra.
Ông Tuấn cho rằng, theo quy định, các vụ việc đã có kết quả thanh tra của UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Nội vụ vẫn có thể thanh tra lại nếu phát hiện có sai sót trong kết quả thanh tra.
Cũng trả lời về vấn đề nay, theo đại diện của Thanh tra Chính phủ, ông Ngô Văn Khánh cho biết, đối tượng đã không còn là công chức thì không thuộc đối tượng phải kê khai tài sản theo Luật phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc minh bạch tài sản là biện pháp phòngchống tham nhũng, điều này không đồng nghĩa với việc không còn là công chức thì không được điều chỉnh.
“Nếu có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì các cơ quan Nhà nước vẫn có thể xử lý như một công dân bình thường”, đại diện Thanh tra Chính phủ nói.
Trả lời báo chí về những vấn đề quanh tài sản của Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, Đà Nẵng cũng lên tiếng về vấn đề này, ông Huỳnh Đức Thơ là cán bộ Trung ương quản lý nên vấn đề này thuộc thẩm quyền trung ương.
"Tuy nhiên, chúng ta hướng đến minh bạch tài sản, hiện trong nghị định 78 và thông tư 08 thì việc kê khai, công khai được quy định rất rõ về phạm vi, hình thức đối với từng đối tượng. Pháp luật đã có quy định về công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức để phòng, chống tham nhũng. Đối với người kê khai phải trung thực, đầy đủ; đối với pháp luật, cần nghiêm cấm việc sử dụng bản kê khai để trục lợi, có hành vi xấu. Tinh thần chung thì vẫn hướng đến công khai, minh bạch", ông Khánh nói.
Kiên quyết không để tái chiếm vỉa hè
Trả lời phóng viên về chiến dịch dọn dẹp vỉa hè, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm VPCP cho rằng, việc quản lý vỉa hè, lòng đường là trách nhiệm của chính quyền các cấp, chủ trương này không phải bây giờ mới làm mà đã làm nhiều năm. Tuy nhiên, khi giải tỏa xong thì lại tái lấn chiếm. Cho nên, Thủ tướng và Bộ công an cho rằng, các địa phương cần thực hiện đồng bộ.
“Trong thời gian ngắn thực hiện chiến dịch, kết quả mang lại được người dân đánh giá cao. Những việc xây dựng, cơi nới vỉa hè, lòng đường, bán hàng rong, hàng ăn đều phải trả lại vỉa hè, lòng đường”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dũng cho biết, song song với việc thực hiện kỷcương thì cần phải quan tâm đến đời sống của người dân. Các địa phương cũng có những cách làm khác nhau. Có địa phương thì hỗ trợ, tạo việc làm, có địa phương quy định một số tuyến phố để người dân tiếp tục bán sản phẩm, có địa phương quy định giờ bán… Việc duy trì kỷ cương đảm bảo mà vẫn phải chú ý cho cuộc sốngngười dân.
Theo ông Dũng, việc phá các công trình không có gì ảnh hưởng cảnh quan. Lòng, lề đường là của công, việc lấn chiếm đều phải bị xử lý. Bây giờ, nhận thức này đã lan tỏa, người dân tự nguyên dọn dẹp lòng, lề đường, trả lại mặt bằng cho Nhà nước.
“Cương quyết không để lấn chiếm lại lòng, lề đường để đường phố văn minh, sạch đẹp hơn”, ông Dũng nói.
Lập thêm Wesite Chính phủ với người dân
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, từ 1.10 2016, VPCP đã có Website tiếp nhận ý iến của các doanh nghiệp. Đến nay, VPCP tiếp tục thực hiện mở Website Chính phủ với người dân, đó là nguoidan.chinhphu.vn.
Bộ trưởng cho hay, khi người dân phát hiện cơ chế chính sách không sát với thực tiễn, trái với cam kết quốc tế, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh; hành vi chậm trễ, gây phiền hà của công chức trong giải quyết thủ tục hành chính; các giải pháp, sáng kiến để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; những kiến nghị, phản ảnh, bức xúc của người dân đều được chuyển tới trang này.
Sau đó, Chính phủ sẽ chuyển những kiến nghị này đến cơ quan có thẩm quyền. Các bộ, ngành, địa phương sẽ giải đáp các kiến nghị này. Chính phủ với người dân, với doanh nghiệp sẽ tạo nên sự minh bạch, gắn kết để nắm bắt những tâm tư, khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp. Từ đó, những phản ánh đó được tiếp nhận và bổ sung kip thời trong quá trình hoàn thiện thể chế.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ trả lời. Đây là một nhiệm vụ của Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương và các Bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm trả lời. Chính quyền tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Đây là sự minh bạch, công khai hóa, gắn kết gần hơn với người dân”, Bộ trưởng nói.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng, trong quá trình này cũng có phần đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Đạt tốt hay không tốt. Nếu không đạt yêu cầu thì doanh nghiệp, người dân sẽ cho điểm số không tốt, nếu hài lòng thì sẽ cho điểm số cao.
Vấn đề Formosa đến nay vừa tròn một năm. Trong quá trình thực hiện, dưới sự chỉ đao của Chính phủ, 4 tỉnh miền Trung thực hiện rất nghiêm túc vấn đề kê khai, thanh toán tiền hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại. Formosa đã khắc phục được 51/53 khiếm khuyết.
Khi nào Formosa khắc phục được các điều kiện thì mớiđược hoạt động, nếu không đảm bảo thì tiếp tục đóng cửa.
Liên quan đến dự án chuyển đổi mục đích rừng ở Phú Yên, Thủ tướng cho biết, kiên quyết không phá rừng tự nhiên. Còn việc chuyển rừng nghèo kiệt sang mục đich khác thì cần phải kiểm tra xem thực tế có đúng vậy không, nếu đúng là rừng nghèo kiệt thì xem xét.