Một thỏa thuận ngưng bắn vừa đạt được, sẽ cho phép hàng chục ngàn dân thường và tay súng nổi dậy rời khỏi “địa ngục trần gian” vùng Đông Ghouta.

Nga bảo đảm cho quân nổi dậy ở Syria không bị truy tố nếu buông súng

Trần Trí | 25/03/2018, 07:22

Một thỏa thuận ngưng bắn vừa đạt được, sẽ cho phép hàng chục ngàn dân thường và tay súng nổi dậy rời khỏi “địa ngục trần gian” vùng Đông Ghouta.

Thỏa thuận ngưng bắn cho phép quân nổi dậy đang chiếm khu ngoại ô thủ đô Damascus ra đi, hoặc ở lại và chấp nhận hòa giải với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, với sự bảo đảm của Nga rằng họ sẽ không bị truy tố vì hoạt động chống đối chính quyền.

Sắp kết thúc cuộc “tàn sát khổng lồ”

Đông Ghouta do quân nổi dậy kiểm soát, đã bị quân đội Syria bao vây suốt 5 năm qua, bị pháo kích dồn dập và 1.500 người chết trong một tháng, bị máy bay Nga ném bom không ngừng. Cao ủy nhân quyền LHQ đã phải lên án đó là “cuộc tàn sát khổng lồ”.

LHQ ước tính gần 400.000 người ở Đông Ghouta trước khi có cuộc bao vây tái chiếm của quân đội Syria. Khoảng 150.000 người đã vượt qua khỏi các chốt kiểm soát của quân chính phủ mà không có sự bảo đảm nào của quốc tế, vì họ muốn không phải chết vì bom bằng cách lao vào tìm kiếm định mệnh bất ổn.

Một ngày trước đó, một sĩ quan Syria lên đài truyền hình nhà nước, ra lệnh nhóm nổi dậy chưa chịu thỏa thuận nên ra đi: “Thần chết đang đến nếu các anh không chịu đầu hàng”.

Người phát ngôn Waiel Olwan của nhóm nổi dậy Faylaq al-Rahman (đông hàng thứ 2ở Đông Ghouta) nói: “Vì gia tăng căng thẳng trong khi quốc tế im lặng và không hành động gì, cùng việc quân đội Syria đánh mạnh và chiến đấu cơ Nga ném bom không ngừng, một thỏa thuận đã đạt được sau những cuộc đàm phán trực tiếp với người Nga”.

Những người bị thương sẽ được sơ tán sớm, tiếp đến là những dân thường và tay súng nổi dậy muốn ra đi sẽ lên đường, dưới sự giám sát của cảnh sát quân sự Nga, và các tay súng được phép mang theo vũ khí hạng nhẹ, dân thường đem theo tư trang.

Người nào ở lại sẽ không bị chính quyền Syria truy tố, với sự bảo đảm của Nga, và cảnh sát quân sự Nga sẽ triển khai đến các vùng thuộc Đông Ghouta.

Thỏa thuận này sẽ khiến chiến sự ở Đông Ghouta kết thúc, và sẽ củng cố chế độ Syria ở miền Trung và miền Tây Syria. Thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 23.3, ở 4 vùng Arbin, Zamalka, Ain Terma và Jobar (thuộc Đông Ghouta) từng do nhóm Faylaq al-Rahman kiểm soát.

Đây là thỏa thuận thứ hai, trong khi thỏa thuận thứ nhất đạt được với nhóm nổi dậy Ahrar al-Sham: trục xuất 7.500 tay súng và gia đình họ khỏi khu Harasta, sau khi có sự bảo đảm của Nga rằng dân thường ở lại sẽ không bị chính quyền làm khó dễ.

Hôm 22.3, truyền hình phát hình ảnh những xe buýt đậu trên đườngcao tốc, chờ đón đoàn người rời khỏi Harasta, trước sự giám sát của binh lính Syria. Một nguồn tin quân sự Syria nói khoảng 700 tay súng nổi dậy ra đi cùng 2.000 dân, và từ 18.000 đến 20.000 người ở lại khu vực sẽ do chính phủ Syria kiểm soát.

Đông Ghouta đã bị chia thành 3 khu vực, khi chính quyền Syria quyết tâm tái chiếm ổ kháng cự cuối cùng gần thủ đô Damascus: vùng Harasta do nhóm nổi dậy Ahrar al-Sham kiểm soát, khu kiathuộc nhóm Faylaq al-Rahman, và khu thứ 3cóthành phố lớn Douma 150.000 dân trong tay nhóm Jaysh al-Islam. Nhóm thứ 3này chưa đạt thỏa thuận nào, nhưng đã có hơn 6.000 người ra đi từ ngày 21.2, đến vùng lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.

Syria lập “hộp tàn sát” ở tỉnh Idib?

Theo báo Guardian,hàng ngàn dân thuờng sẽ được đưa đến tỉnh Idlib (phía bắc Syria) hiện do các tay súng dính líu bọn khủng bố Al-Qaeda kiểm soát một phần, vì không nhiều người tin tưởng sự bảo đảm của Nga.

Cuối năm 2016, một thỏa thuận cũng khiến 30.000 dân ở vùng Đông Aleppo phải ra đi, sau cuộc bao vây 6 tháng của quân đội chính phủ. Họ đến tỉnh Idlib dưới sự giám sát của Nga.

Nhiều thỏa thuận “hòa giải” đã khiến nhiều nhóm nổi dậy chuyển đến tỉnh Idlib, sống chung với tổ chức Hồi giáo cứng rắn đòi thánh chiến Jihad đã từng chiếm nhiều vùng thuộc tỉnh này từ năm 2013.

Các quan sát viên thuộc các nước Jordan và Lebanon nghi ngờ đây là chiến lược cố tình để lập “hộp tàn sát” tại một khu vực không có sự kiểm soát của chính phủ kể từ năm 2015, đồng thời nhắc lại quan điểm của chính phủ họ đối mặt với cuộc nổi dậy do các nhóm Hồi giáo cực đoan Jihad kích động.

Hiện có khoảng 1,6 triệu người sống ở Idlib, cùng 1 triệu người ở các vùng khác thuộc Syria được đưa đến.

Trung Trực (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga bảo đảm cho quân nổi dậy ở Syria không bị truy tố nếu buông súng