Hải quân Nga vừa nhận tàu phá băng chiến đấu đầu tiên, trong tham vọng của Tổng thống Vladimir Putin là khẳng định vị thế của Nga ở vùng biển Bắc cực.

Nga đưa tàu phá băng chiến đấu đầu tiên đến Bắc cực

Trần Trí | 01/12/2017, 18:31

Hải quân Nga vừa nhận tàu phá băng chiến đấu đầu tiên, trong tham vọng của Tổng thống Vladimir Putin là khẳng định vị thế của Nga ở vùng biển Bắc cực.

Từ nhiều năm trước, tàu phá băng dân sự luôn mở đường cho các tàu chiến Nga ở Bắc cực, gây khó khăn cho hoạt động của số tàu chiến ở khu vực nàyvì hải quân phải liên lạc với chính quyền dân sự nhưng không bảo đảm có tàu phá băng đến đúng lúc.

Đó là lý do Bộ Quốc phòng Nga quyết định đóng 4 tàu phá băng chiến đấu chạy bằng diesel, vì nhu cầucủa quân đội trú đóng ở Bắc cực.

Đội tàu này được kỳ vọng từ năm 2019 sẽ giúp hải quân Nga có thể tiếp cận các khu vực Bắc cực thuộc Nga, nơi đã có sự phục hồi các cơ sở hạ tầng quân sự thời Liên Xô.

Ngày 30.11, Hạm đội Biển Bắc của hải quân Nga đã tiếp nhận chiếc tàu phá băng chiến đấu Ilya Muromets, được đặt theo tên một anh hùng dân tộc từng bảo vệ đồng bào Nga khỏi bọn cướp và quân xâm lược.

Xí nghiệp đóng tàu Đô đốc ở St. Petersburg cho biết chiếc Ilya Muromets có 32 thủy thủ, là tàu phá băng đầu tiên gia nhập quân đội Nga kể từ 30 năm nay.

Chiếc Ilya Muromets dài 85m, rộng gần 20m có độ choán nước 6.000 tấn, có thể hoạt động 60 ngày trên biển.

Đặc trưng của tàu này là có thể linh hoạt di chuyển quanh các khối băng, nhờ hệ thống bánh lái Azipod.

Hệ thống này cho phép tàu xoay 360 độ, và có thể đâm thủng lớp băng dày 1m, cho phép nó hoạt động tuần tra bảo vệ vùng duyên hải dài nhất thuộc Tuyến đường biển bắc (NSR), bảo đảm tàu có thể di chuyển từ Murmansk ở Nga thuộc châu Âu đến cảng Petropavlovsk-Kamchatsky ở Viễn Đông Nga.

Tuy nhiên, chiếc Ilya Muromets (Dự án 21180) không được trang bị bất kỳ vũ khí nào.

Chiếc Ilya Muromets là chiếc đầu tiên trong Dự án 23550 liên quan nhóm tàu tuần tra Bắc cực gồm 4 tàu phá băng chiến đấu chạy bằng diesel và các tàu chiến sẽ được giao cho hải quân Nga từ nay cho đến năm 2019.

Theo báo Russia beyond the headlines dẫn thông tin từchuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, chiếc tàu phá băng chiến đấu thứ nhì Ivan Papanin (Dự án 23550) sẽ được giao cho Hải quân Nga từ năm 2019.

Nó sẽ có nhiều vũ khí có thể tấn công các mục tiêu trên biển và trên bộ, gồm tên lửa hành trình Kalibr-NK (còn gọi là Club), tên lửa chống hạm X-35 cùng thiết bị dò mìn.

Tàu này còn được trang bị súng hải quân tự động AK-176MA sử dụng công nghệ tàng hình, có thể xả 125 băng đạn/phút. Nó còn được cho là sẽ có thể phá băng với tốc độ của một tàu khu trục.

Chiếc Ivan Papanin còn có ô đáp trực thăng KA-27 và nhà chứa nhiều trực thăng cùng máy bay không người lái, hai tàu chiến đấu cao tốc Raptor.

Chiếc này sẽ có độ choán nước 7.000 tấn, dài 110m và rộng 20m, có thể phá lớp băng dày 1,5 m, trong khi các tàu phá băng truyền thống có khả năng phá lớp băng dày 2,8m, nhưng chuyên gia Litovkin còn nói năm 2018, Nga sẽ đóng chiếc thứ ba mang tên Nikolay Zubov, và dự kiến nó kết hợp các khả năng của tàu phá băng, vận tải hàng hóa và cứu hộ, cùng khả năng của một tàu chiến.

Chiếc Nikolay Zubov cũng sẽ tham gia tuần tra - kiểm soát tài nguyên biển Bắc cực thuộc Nga, hộ tống - áp giải tàu bị bắt.

Các tàu sân bay chiến đấu này được sản xuất nhằm mục đích đề phòng bất kỳ kế hoạch xâm lược lãnh hảiNga của những thế lực thù địch nước ngoài.

Trong Tài liệu chiến lược hải quân Nga hồi tháng 9, Tổng thống Putin đặc biệt lưu ý Bắc cực là một vùng phát triển quan trọng trong hàng chục năm tới, và ông Putin yêu cầu các tướng lĩnh ưu tiên “bảo vệ quyền lợi Nga ở Bắc cực”.

Việc bảo vệ vùng bờ biển Bắc cực thuộc Nga luôn có sự hỗ trợ của một số đảo mà trên đó có các căn cứ quân sự của Liên Xô đang được phục hồi, và biển phủ băng dày.

Hai yếu tố này giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các thế lực hải quân ở vùng lạnh giá này, hạn chế không gian hoạt động của địch, đồng thời bảo đảm sự an toàn cho các tàu ngầm Nga khỏi bị do thám từ trên không.

Nhưng các lợi thế trên cũng là bất tiện cho hải quân Nga. Trước tiên là sự lo ngại về việc nuôi quân đóng trên các đảo, sự vận chuyển các phương tiện và hàng hóa bằng đường biển.

Việc Nga dùng tàu phá băng bảo vệ Bắc cực là để giải quyết vấn đềnày. Hải quân Nga đã đề xuất một lớp tàu phá băng chạy điện - diesel thế hệ mới.

Việc đóng tàu này do Nga cần tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc cực, cùng việc công nghiệp hóa khu vực giàu tài nguyên và năng lượng, dù các nhà bảo vệ môi trường nói hệ sinh thái mong manh của Bắc cực sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Ngoài ý định mở rộng thế đứng quân sự ở Bắc cực, Nga cũng càngquan tâm đến quyền lợi kinh tế tại khu vực này.

Nga sẽ có thể chở hàng hóa trên lãnh hải của mình, cho phép Nga hoạt động mà không phải dựa vào quyết định của nước khác, và nếu có chiến tranhthì hàng hậu cần sẽ an toàn hơn.

NSR cũng cho phép chở hàng từ phía bắc Nga ở châu Âu đến Viễn Đông Nga, nhanh hơn từ 7 đến 22 ngày so với việc tàu hàng vượt kênh đào Suez.

Đô đốc Viktor Chirkov cho biết hàng hóa vận chuyển qua NSR đã tăng ổn định từ năm 2011. Từ năm 2019 đến 2020, hàng hóa qua tuyến này sẽ tăng đến 5 triệu tấn/năm.

Điều này yêu cầu Nga bảo đảm độ an toàn cho hành lang hàng hải, vì quyền lợi của chính tàu bè Nga và tàu bè các đối tác thân cận như Trung Quốc.

Trước Nga, chiếc tàu phá băng chiến đấu duy nhất của thế giới là chiếc Svalbard của Lực lượng tuần duyên Na Uy. Canada cũng đóng nhiều chiếc lớp Harry DeWolf giống chiếc Svalbard.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
18 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga đưa tàu phá băng chiến đấu đầu tiên đến Bắc cực