Giáo sư Jeremy Straub của Đại học Bắc Dakota đánh giá trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sớm giữ vai trò trung tâm trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Nga-Mỹ đua phát triển trí tuệ nhân tạo trong quân sự

Cẩm Bình | 02/02/2018, 17:46

Giáo sư Jeremy Straub của Đại học Bắc Dakota đánh giá trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sớm giữ vai trò trung tâm trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Trong một bài báo đăng trên tờThe Conversation ngày 30.1, Giáo sư Jeremy cho rằng khác với sự thống trị của vũ khí hạt nhân trong cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô thời kì trước, căng thẳng giữa hai cường quốc Nga-Mỹ hiện nay tuy lại bùng phát nhưng việc sử dụng vũ khí kĩ thuật số (cyberweapon) và trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn còn là “một cuộc chơi công bằng”. Hai quốc gia đã đầu tư nhiều để phát triển những công cụ mới để tiến hành chiến tranh ở mặt trận mới này, đặc biệt Moscow muốn dùng chúng để vượt qua Washington.

Theo giáo sư: “Hiện nay, sau hơn 30 năm Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Nga đã cho ngừng hoạt động hàng chục nghìn vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, căng thẳng đang tăng lên. Bất cứ cuộc chiến hiện đại nào cũng sẽ bao gồm tấn công mạng và sự can thiệp của cường quốc hạt nhân vào xung đột của các đồng minh. Cuộc chiến này đã xảy ra”.

Phía Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga tiến hành tấn công mạng vào các mục tiêu ở phương Tây, trong đó đáng chú ý là nghi án một nhóm tin tặc trực thuộc cơ ban tình báo Nga đã tấn công máy chủ của Ủy ban quốc gia đảng dân chủ Mỹ, qua đó trợ giúp ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Lo sợ bị tụt hậu trong mặt trận không gian mạng, nhiều chuyên gia đã hối thúc quân đội Mỹ tăng cường năng lực tác chiến.

Anh và Đức cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự, riêng Đức còn thành lập một đơn vị quân đội riêng chuyên phụ trách chống lại các chiến dịch tấn công mạng. Đơn vị này đã tham gia vào cuộc tập trận chung chống tấn công mạng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 11.2017 vừa qua.

Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin không chỉ đặt ưu tiên mặt trận tác chiến điện tử mà còn cả AI. Ông gọi AI là “tương lai của Nga và toàn thế giới”, đồng thời cũng đánh giá bất cứ ai đứng đầu trong lĩnh vực AI sẽ là “bậc thầy” của thế giới.

Những sáng kiến quân sự hóa AI đã xuất hiện dưới nhiều dạng. AI được dùng trong các thuật toán phức tạp giúp tên lửa hành trình và máy bay không người lái phát hiện mục tiêu ở cách xa hàng dặm, hay ngược lại, dùng trong những hệ thống theo dõi và đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái.

Moscow đã sử dụng AI để chế tạo những bộ giáp khiến binh sĩ có năng lực gần như “siêu nhân” cũng như những người máy chiến đấu dùng súng thành thạo, lái được nhiều phương tiện và có thể du hành vào không gian. Còn phía Mỹ lại cố đưa AI vào các hệ thống vũ khí của mình, ví dụ như chiến đấu cơ F-35 Lightning Jet II.

F-35 Lightning Jet II của Mỹ thông qua AI có thể điều khiển hàng chục máy bay không người lái (UAV) làm nhiệm vụ do thám - Ảnh: Scout Warrior

Ngoài Nga và Mỹ, Trung Quốc cũng đầu tư lớn để trở thành nước tiên phong về AI và đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Tự động hóa trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc dự kiến giúp nước này tăng gấp ba số lượng vũ khí sản xuất vào năm 2028.

Cẩm Bình (theo Newsweek)
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
40 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga-Mỹ đua phát triển trí tuệ nhân tạo trong quân sự