Hungary sau khi có nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga thì không lo mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Việc Nga ưu ái cho Hungary sẽ đẩy các nước EU vào thế lục đục.

Nga tung chiêu cấp nhiên liệu cho Hungary sẽ đẩy EU lục đục "theo domino" trong mùa đông

Anh Tú | 14/08/2022, 11:23

Hungary sau khi có nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga thì không lo mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Việc Nga ưu ái cho Hungary sẽ đẩy các nước EU vào thế lục đục.

Bộ Ngoại giao Hungary hôm qua cho biết đã đạt thỏa thuận sau các cuộc đàm phán thương mại với Nga. Theo đó, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cung cấp khí đốt với lượng cao hơn hợp đồng đã ký.

Hãng tin RIA của Nga dẫn lời Quốc vụ khanh về quan hệ đối ngoại của Hungary - ông Tamas Menczer xác nhận tập đoàn Gazprom đã bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary thông qua tuyến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ với khối lượng cao hơn hợp đồng đã ký kết. Theo ông, khối lượng bổ sung hàng ngày sẽ lên tới 2,6 triệu m3 cho đến cuối tháng 8 và các bên đang đàm phán về lịch trình cho tháng 9.

Ông Menczer cũng nêu rõ: “Chính phủ Hungary có nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên an toàn cho đất nước và chúng tôi đang đáp ứng được nhiệm vụ này. Dựa trên những gì được biết về điều kiện thị trường châu Âu hiện tại, rõ ràng là không thể mua được số lượng lớn như vậy nếu không có nguồn cung từ Nga”.

Nói tóm lại, Hungary sau khi có nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga thì không lo mùa đông lạnh lẽo sắp đến. Việc Nga ưu ái cho Hungary sẽ đẩy các nước EU vào thế lục đục.

Trong lúc báo chí Hungary hân hoan loan báo về mùa đông không lạnh thì người dân các nước khác sẽ phải trông người rồi ngẫm đến ta. Các nước giàu có ở phía Tây thì không nói nhưng các nước láng giềng Đông Âu khi nhìn về Hungary sẽ tâm tư vô cùng.

Lấy ví dụ là Bulgaria. Công ty Bulgargaz của Bulgaria ngày 12.8 tiếp tục đề xuất tăng giá khí đốt trong tháng 9 thêm 6%, lên mức gần 158 euro (162,16 USD)/MWh không bao gồm các khoản thanh toán bổ sung.

Trước đó, Ủy ban điều tiết nước và năng lượng của Bulgaria đã thông qua đề xuất của Bulgargaz tăng giá khí đốt từ ngày 1/8 thêm 60%, lên mức gần 149 euro/MWh. Đây là mức giá khí đốt cao kỷ lục tại Bulgaria. Khác với Hungary là nước quay lưng với lời kêu gọi của EU và nhất quyết bảo vệ việc dùng khí đốt Nga thì Bulgaria của Thủ tướng Kiril Peskov lại hưởng ứng EU bất chấp khó khăn trong nước

Từ ngày 27.4, tập đoàn Gazprom của Nga đã đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Bulgargaz do không thanh toán bằng đồng rúp đúng hạn. Sau đó, Bulgaria thông báo đã tìm được các nguồn cung cấp thay thế, gồm khí hóa lỏng từ Mỹ và khí đốt từ Azerbaijan với mức giá thấp hơn đáng kể so với giá do Gazprom đưa ra. Sau khi giảm xuống mức gần 71 euro/MWh hồi tháng 6, giá khí đốt tại Bulgaria đã liên tục tăng mạnh.

Giá mọi thứ cũng đã tăng ở Bulgaria. Viện Thống kê Quốc gia (NSI) đo mức giá cả tăng cao nhất trong 24 năm là gần 17% vào tháng 6.2022. Chủ yếu là các loại thực phẩm chủ yếu bị ảnh hưởng: bột mì, đường, dầu thực vật.

Galya, 50 tuổi, chủ một cửa hàng rau quả có tiếng ở phía bắc Biển Đen cho biết: “Giá trong các cửa hàng đã tăng một phần ba”. Tại các nhà hàng và khách sạn trên bờ Biển Đen của Bulgaria, giá cả đã tăng lên đáng kể, điều này cũng góp phần làm giảm lượng khách du lịch. Chi phí thuê người cũng tăng lên là điều đáng chú ý trong ngành du lịch Bulgaria. Galya cho biết: “Các đầu bếp không muốn đeo tạp dề nếu họ nhận ít hơn 98 levs (50 euro) một ngày. Năm ngoái, họ chỉ được một nửa lương như vậy ở nhà hàng bên bờ biển”.

Dù có những trấn an, lo ngại về lạm phát rất phổ biến ở Bulgaria. Ngay cả Tổng thống Rumen Radev cũng đã giải quyết vấn đề này khi chính phủ chuyển tiếp tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2.8.2022. Lạm phát và giá năng lượng là những thách thức chính đối với nội các hiện giờ khi phải giải quyết đống lộn xộn do chính quyền của Thủ tướng Peskov thân phương Tây để lại.

Hay tại Romania, lạm phát vào tháng 6 là 15%. Sự tăng giá trong lĩnh vực năng lượng là đặc biệt đáng chú ý.

Hồi đầu 2021, tất cả khoảng sáu triệu hộ gia đình tư nhân chỉ phải trả cùng một mức giá, do nhà nước thương lượng với các nhà cung cấp năng lượng. Nhưng sau đó thị trường đã được tự do hóa. Hiện nay có hơn 100 nhà cung cấp, nhưng sự cạnh tranh vẫn chưa dẫn đến việc giảm giá. Ngược lại: Từ tháng 8.2020 đến tháng 8.2021, giá năng lượng trở nên đắt hơn 25%. Và do cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt chống lại Nga, giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến những người hưu trí, những người không còn có thể sống bằng thu nhập ít ỏi của họ. Ví dụ Daniel B., người từng là một kỹ sư. Ông sống tại một thị trấn nhỏ ở phía tây Romania, nơi hầu hết các ngôi nhà đã được sưởi ấm bằng than hoặc gỗ trong 300 năm. Một năm trước, ông đã thay thế bếp đốt củi của mình bằng hệ thống sưởi điện hiện đại. Nhưng kể từ đó, chi phí tiền điện đã tăng gấp 4 lần, và ngày nay ông đã dành đến hơn một phần ba số tiền lương hưu cho tiền điện. Ông ta không thể hiểu làm thế nào mà một quốc gia có nguồn năng lượng riêng vẫn có thể áp đặt một trong những mức thuế cao nhất ở châu Âu. 

Trên thực tế, Romania có trữ lượng khí đốt của riêng mình và do đó là một trong những nước EU có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng thấp nhất - nhưng giá điện và khí đốt vẫn thuộc hàng cao nhất trong EU. Vào ngày 27.7, một megawatt điện ở Romania có giá tương đương 516 euro - so với 235 euro ở Ba Lan hay 83 euro ở Phần Lan.

Nhưng tại Ba Lan cũng không khá hơn. Vào tháng 6, lạm phát ở Ba Lan là 15,5%, mức cao nhất trong vòng 25 năm. Nỗi lo lớn nhất là năng lượng khi nhiều người Ba Lan vẫn có thói quen sưởi bằng than nhập khẩu từ Nga. Nhưng do cấm nhập than Nga nên giờ giá tăng chóng mặt. Với giá bán buôn hiện trên 2.000 zloty (430 USD) mỗi tấn, chưa kể chi phí vận chuyển và phân phối, nhiều người dùng Ba Lan dự kiến ​​sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng khi mùa đông đến, nghĩa là họ không còn đủ khả năng thanh toán tiền sưởi ấm. Rủi ro là những người có thu nhập thấp nhất.

Những khó khăn của người dân Bulgaria, Romania, Slovakia… sẽ dội ngược lên chính quyền. Bình thường, người dân có thể nghe lời chính quyền để cùng chịu rét với suy nghĩ rằng “tất cả là do Nga”. Nhưng với việc người dân Hungary lại được xả láng dùng khí đốt giá rẻ thì người dân các nước Bulgaria, Romania sẽ phải tự vấn: “Tại sao mình lại phải chịu khổ như vậy” và không còn nhiều người tin “tất cả là do Nga” nữa. Khi các chính phủ ở Đông Âu lần lượt không chịu đựng nữa trước áp lực của người dân thì hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Chỉ cần một hai nước bắt chước Hungary là hiệu ứng domino có thể xảy ra và Nga đạt mục đích. Thế cục mà Nga giăng ra tại châu Âu là chờ thi gan vào mùa đông và chờ hiệu ứng domino. Hungary là nút Start bắt đầu sớm cho một quá trình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga tung chiêu cấp nhiên liệu cho Hungary sẽ đẩy EU lục đục "theo domino" trong mùa đông