Lãnh đạo, chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã có những phản ứng sau khi Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ.

Ngân hàng Thế giới lên tiếng khi Mỹ gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ

Tuyết Nhung | 21/12/2020, 16:51

Lãnh đạo, chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã có những phản ứng sau khi Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ.

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo chiều 21.12 về việc Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng trước thông tin bị gắn mác thao túng tiền tệ, Chính phủ Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian tới thông qua việc cân nhắc giá cả hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này vừa giúp hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn vừa giúp Việt Nam minh bạch trong các chính sách tiền tệ.

thao-tung-tien-te(1).png

Nói về lợi ích cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thế giới, bà Carolyn Turk cho rằng Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch COVID-19 nên các cơ sở kinh doanh đã hoạt động và sản xuất được bình thường. Đây là tín hiệu tốt trong bối cảnh toàn cầu đang gặp khó khăn hiện nay. Rõ ràng, nếu tận dụng tốt lợi thế về sản xuất và xuất khẩu thì hàng hóa Việt Nam sẽ cạnh tranh tốt hơn trong thời gian tới.

"Ngoài ra, Việt Nam cũng cần cải cách mang tính cơ cấu, tạo nền tảng cơ sở, phát triển xanh để quá trình phục hồi theo hướng tăng trưởng bền vững", bà Carolyn Turk nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn về chính sách tỷ giá hối đoái. Đồng thời nghĩ đến việc đa dạng hóa nhiều điểm đến đầu tư, thương mại. Điều này sẽ giúp Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài.

Ông Đôn Tuấn Phong - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đề xuất Việt Nam cần phải làm việc lại với Mỹ khi quốc gia này xác định Việt Nam thao túng tiền tệ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng lên rất nhanh sau khi bình thường hóa quan hệ 25 năm.

"Cụ thể, khi nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước thì thấy rằng cơ cấu này mang tính bổ sung rất rõ, không phải cạnh tranh. Nhiều sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Mỹ giúp doanh nghiệp Mỹ được lợi nhiều hơn. Năng lực cạnh tranh được nhìn nhận khác trong điều kiện bình thường. Theo đó, sức cạnh tranh của Việt Nam đã được nâng lên so với các nước", ông Phong cho hay.

Cũng theo ông Phong, Việt Nam là một điểm đến đầu tư nước ngoài lớn. Trong bối cảnh chính sách không dùng ngoại tệ để thanh toán thì đây cũng là yếu tố để hai nước xem xét kỹ hơn để đưa ra một kết luận nào đó.

Ngày 16.12, Bộ Tài chính Mỹ ra báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", trong đó xác định Việt Nam và Thụy Sĩ thao túng tiền tệ. "Thao túng tiền tệ" được xác định thỏa mãn 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.

Các tiêu chí này gồm Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Theo báo cáo của Mỹ, Việt Nam và Thụy Sĩ đáp ứng 3 tiêu chí trên nên bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ".

Bài liên quan
Thống đốc Lê Minh Hưng: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Theo người đứng đầu ngành ngân hàng, dự trữ ngoại hối đạt gần 80 tỉ USD có ý nghĩa lớn cho an ninh quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Thế giới lên tiếng khi Mỹ gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ