Chiều 15.9, Bộ Y tế ghi nhận 10.585 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca nhập cảnh và 10.583 ca ghi nhận trong nước.

Ngày 15.9 có 10.585 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh nới lỏng giãn cách cần thực hiện từng bước

Dạ Thảo | 15/09/2021, 19:20

Chiều 15.9, Bộ Y tế ghi nhận 10.585 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca nhập cảnh và 10.583 ca ghi nhận trong nước.

10.585 ca mắc COVID-19 trong ngày 15.9

Chiều 15.9, Bộ Y tế ghi nhận 10.585 ca mắc COVID-19 với 5.823 trường hợp trong cộng đồng. Trong đó, TP.HCM (5.301), Bình Dương (3.228), Đồng Nai (808), Long An (424), Kiên Giang (183), Tiền Giang (93), An Giang (59), Quảng Bình (58), Cần Thơ (53), Tây Ninh (48), Đồng Tháp (45), Khánh Hòa (33), Bình Định (31), Bình Phước (27), Đắk Nông (26), Bình Thuận (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Quảng Ngãi (15), Phú Yên (14), Hà Nội (14), Bạc Liêu (13), Cà Mau (10), Thừa Thiên Huế (10), Quảng Nam (9), Đà Nẵng (9), Bến Tre (9), Ninh Thuận (8 ), Thanh Hóa (7), Vĩnh Long (3), Hưng Yên (3), Nghệ An (2), Lào Cai (1), Bắc Ninh (1), Lâm Đồng (1).

Tính riêng trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 87 ca. Tại TP.HCM giảm 1.011 ca, Bình Dương tăng 1.050 ca, Đồng Nai tăng 31 ca, Long An tăng 45 ca, Kiên Giang tăng 26 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 645.640 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.562 ca nhiễm).

thanh-hoa-1.jpeg
Chiều 15.9, Bộ Y tế ghi nhận 10.585 ca nhiễm mới

Có 14 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc cao nhất là TP.HCM (315.088), Bình Dương (166.075), Đồng Nai (37.169), Long An (29.289), Tiền Giang (12.561).

Số ca khỏi bệnh trong ngày 15.9 là 14.189 người. Cũng trong hôm nay, Bộ Y tế tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 250 ca tử vong tại TP.HCM (189), Bình Dương (42), Đồng Nai (4), Long An (4), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (2), Phú Yên (1), Trà Vinh (1), Gia Lai (1), An Giang (1), Khánh Hòa (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1). Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.186 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Còn theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội ghi nhận 14 ca dương tính trong ngày 15.9, trong đó có 7 ca tại khu cách ly và 7 ca tại khu vực phong tỏa. Đây là số ca mắc ghi nhận trong một ngày thấp nhất kể từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24.7 cho đến nay. Ngoài ra, trong 24 giờ qua, thành phố chưa ghi nhận thêm ca dương tính mới tại cộng đồng.

Các địa phương nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước

Cũng trong ngày 15.9, Bộ Y tế đã yêu cầu cần cẩn thận trong việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Bộ Y tế nhận định tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng. Cụ thể, nồng độ vi rút trong dịch hầu họng của những người nhiễm biến chủng mới này gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước.

vung-xanh-20.jpg
Bộ Y tế đề nghị các địa phương nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn

Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch vẫn còn một số tồn tại như: thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Y tế đề nghị sắp tới Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...).

Khi thực hiện việc giãn cách, các địa phương phải xác định mục tiêu là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: thực hiện nghiêm việc giãn cách; bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, bảo đảm người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; bảo đảm an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm RT-PCR.

Đối với các địa bàn còn lại, Bộ Y tế đề nghị thực hiện xét nghiệm từ 5 đến 7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR, phải bảo đảm trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và bảo đảm không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

covid-10.jpg
Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp 5K

"Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu. Việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân. Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia".

Cùng với việc đẩy mạnh công tác xét nghiệm, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.

"Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện", Bộ Y tế đề nghị.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 15.9 có 10.585 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh nới lỏng giãn cách cần thực hiện từng bước