Ngày 16.9 có 10.489 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM và Bình Dương hơn 8.700 ca. Trong ngày có 10.901 ca khỏi.

Ngày 16.9 thêm 10.489 ca mắc COVID-19, trong ngày có 10.901 ca khỏi

P.V | 16/09/2021, 18:15

Ngày 16.9 có 10.489 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM và Bình Dương hơn 8.700 ca. Trong ngày có 10.901 ca khỏi.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 16.9 của Bộ Y tế cho biết có 10.489 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM và Bình Dương đã hơn 8.700 ca. Trong ngày có 10.901 ca khỏi. Như vậy, số ca khỏi nhiều hơn số mắc mới.

toi-30-8-2021.jpg

Thông tin các ca mắc mới COVID-19 

- Tính từ 17 giờ ngày 15.9 đến 17 giờ ngày 16.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.489 ca nhiễm mới, trong đó 07 ca nhập cảnh và 10.482 ca ghi nhận trong nước ở TP.HCM (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58), Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37), Đồng Tháp (33), Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14), Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8 ), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Nghệ An (4), Thừa Thiên Huế (3), Gia Lai (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1). Trong đó có 6.537 ca trong cộng đồng.  

  - Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 101 ca. Đáng chú ý tại một số tỉnh, TP.HCM tăng 434 ca, Bình Dương giảm 230 ca, Đồng Nai giảm 241 ca, Long An giảm 143 ca, Kiên Giang tăng 15 ca.

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.347 ca/ngày.

Ngày 16/9: Có 10.489 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM và Bình Dương đã hơn 8.700 ca - Ảnh 2.

  Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 656.129 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.669 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 651.726 ca, trong đó có 420.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình.

+ Có 04 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (320.823), Bình Dương (169.073), Đồng Nai (37.736), Long An (29.570), Tiền Giang (12.642).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.901

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 423.551

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.750 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 3.640

- Thở oxy dòng cao HFNC: 1.058

- Thở máy không xâm lấn: 135

- Thở máy xâm lấn: 885

- ECMO: 32

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 234 ca tử vong tại TP.HCM (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6), Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1).

- Bổ sung 05 ca tử vong tại Tiền Giang (3), Kiên Giang (2).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 256 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.425 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

 Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 206.892 xét nghiệm cho 884.347 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 15.959.983 mẫu cho 46.697.477 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vắc xin COVID-19

Trong ngày 15.9 có 715.550 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 32.296.517 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 26.307.653 liều, tiêm mũi 2 là 5.988.864 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối ngày 16.9

- Cả thế giới có 227.337.849 ca nhiễm, trong đó 204.031.455 khỏi bệnh; 4.675.114 tử vong và 18.631.280 đang điều trị (101.642 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 115.158 ca, tử vong tăng 2.673 ca.

- Châu Âu tăng 37.718 ca; Bắc Mỹ tăng 13.866 ca; Nam Mỹ tăng 420 ca; châu Á tăng 60.075 ca; châu Phi tăng 1.193 ca; châu Đại Dương tăng 1.886 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 35.851 ca, trong đó: Thái Lan tăng 13.897 ca, Philippines tăng 21.261 ca, Campuchia tăng 693 ca.

 Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày

- Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26.2.2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08.7.2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022. 

Không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau (Công văn số 7717/BYT-DP ngày 16.9.2021 của Bộ Y tế).

- Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo tổng hợp các hướng dẫn về cách ly y tế, đúc kết các bài học kinh nghiệm, các vấn đề liên quan trong thực tiễn triển khai và phổ biến đến các địa phương.

- Tiếp tục xây dựng Hướng dẫn lộ trình từng bước trở lại trạng thái bình thường mới đối với TP.HCM và các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

- TP.HCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo phương châm "triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp trên từng địa bàn cụ thể" từ ngày 0 giờ ngày 16.9 đến hết ngày 30.9.

- TP.Hà Nội:

+ Cho phép 19 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội được mở lại một số dịch vụ kinh doanh từ 12 giờ ngày 16.9, bao gồm văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

+ Triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến của Trung tâm Công nghệ Phòng, chống COVID-19 quốc gia trong việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên toàn thành phố.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 16.9 thêm 10.489 ca mắc COVID-19, trong ngày có 10.901 ca khỏi