Paxlovid đã trở thành lựa chọn điều trị COVID-19 hàng đầu bởi sự tiện lợi và hiệu quả ấn tượng trong ngăn chặn bệnh trở nặng. Chính phủ Mỹ từng chi hơn 10 tỉ USD để mua đủ thuốc điều trị cho 20 triệu người.

Nghi hiệu quả thuốc Paxlovid do có vài ca COVID-19 tái phát triệu chứng

Cẩm Bình | 11/05/2022, 09:27

Paxlovid đã trở thành lựa chọn điều trị COVID-19 hàng đầu bởi sự tiện lợi và hiệu quả ấn tượng trong ngăn chặn bệnh trở nặng. Chính phủ Mỹ từng chi hơn 10 tỉ USD để mua đủ thuốc điều trị cho 20 triệu người.

Đây là sản phẩm của hãng dược Pfizer. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy Paxlovid giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong nếu cho người lớn có nguy cơ cao uống trong vòng vài ngày kể từ khi họ xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Cục Quản lý thực phẩm, dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp thuốc vào tháng 12.2021.

Tuy nhiên thời gian qua các bác sĩ bắt đầu phát hiện một số bệnh nhân tái phát triệu chứng sau khi hoàn thành chế độ uống Paxlovid trong 5 ngày, làm dấy lên câu hỏi trường hợp như vậy có còn khả năng lây nhiễm và có nên điều trị đợt Paxlovid thứ 2 hay không.

Tuần trước, FDA đưa ra khuyến cáo không nên điều trị đợt thứ 2 vì bệnh nhân tái phát triệu chứng ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hay nhập viện.

Bác sĩ Michael Charness hồi tháng 4 đã báo cáo một trường hợp bệnh nhân 71 tuổi tiêm vắc xin thấy triệu chứng của mình thuyên giảm nhưng sau đó lại đột ngột tái phát, cùng với lượng vi rút tăng đột biến vào ngày thứ 9 kể khi mắc bệnh.

Bác sĩ Charness đánh giá thuốc Paxlovid vẫn rất hiệu quả, nhưng ông đặt nghi vấn liệu thuốc có kém hiệu quả hơn với biến thể Omicron hiện tại không. Thử nghiệm Paxlovid là dựa trên biến thể Delta.

“Khả năng loại bỏ vi rút sau khi ức chế chúng có thể khác biệt giữa Omicron và Delta, đặc biệt ở người đã tiêm vắc xin”, theo bác sĩ Charness.

hipaxlovid.jpg
Thuốc Paxlovid là lựa chọn điều trị COVID-19 hàng đầu - Ảnh: CNBC

Cả Pfizer lẫn FDA đều chỉ ra rằng từ 1 - 2% số người tham gia thử nghiệm ban đầu của Pfizer có lượng vi rút tăng trở lại sau 10 ngày, bằng với nhóm dùng giả dược. Vì vậy hiện tại chưa thể xác định tái phát triệu chứng có liên quan đến điều trị bằng Paxlovid hay không.

Một số chuyên gia nghĩ đến khả năng khác: liều lượng Paxlovid chưa đủ mạnh để ngăn chặn hoàn toàn vi rút. Chuyên gia Andy Pekosz thuộc Đại học Johns Hopkins lo ngại điều này sẽ thúc đẩy tạo ra đột biến kháng thuốc.

Theo chuyên gia Pekosz: “Chúng ta cần đảm bảo sử dụng Paxlovid một cách phù hợp. Đây là một trong số công cụ thiết yếu để chúng ta xoay chuyển tình thế đại dịch”.

Khả năng bảo vệ người đã tiêm vắc xin của Paxlovid

Pfizer thử nghiệm Paxlovid ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao nhất: người trưởng thành chưa tiêm vắc xin, chưa mắc COVID-19. Thuốc làm giảm 1 - 7% nguy cơ nhập viện và tử vong của họ.

Thử nghiệm không phản ánh được tình hình tại Mỹ hiện nay: 89% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin, khoảng 60% người dân từng mắc COVID-19.

Nhà nghiên cứu David Boulware thuộc Đại học Minnesota nhấn mạnh ở năm 2022 thì đối tượng cần được quan tâm là người đã tiêm vắc xin mắc COVID-19. Hiện chưa thể xác định hiệu quả của Paxlovid với nhóm đối tượng này.

Cuộc thử nghiệm Paxlovid trên người đã tiêm vắc xin nguy cơ cao đang được Pfizer thực hiện, dự kiến hoàn thành vào mùa thu.

Paxlovid có thể giúp tránh mắc COVID-19 hay không?

Gần đây Pfizer cho biết việc cho người nhà bệnh nhân COVID-19 sử dụng Paxlovid không làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh của họ. Tuy nhiên họ đang nghiên cứu vài lợi ích tiềm năng khác khi dùng thuốc sớm trong đó có khả năng Paxlovid làm giảm thời gian cùng mức độ bệnh.

“Giúp tránh mắc bệnh là một mục tiêu cao, nhưng tôi muốn thấy dữ liệu về khả năng Paxlovid giúp tránh nguy cơ trở nặng hơn”, theo chuyên gia Pekosz.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghi hiệu quả thuốc Paxlovid do có vài ca COVID-19 tái phát triệu chứng