Ngoại trưởng Anh Boris Johnson dùng một thành ngữ tương đương câu "ném chuột vỡ bình” để đề nghị Tổng thống Donald Trump không rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran mà Mỹ từng cùng Anh-Pháp-Đức, Trung Quốc và Nga ký với Iran năm 2015.

Ngoại trưởng Anh cảnh báo ông Trump 'ném chuột vỡ bình’

Trần Trí | 08/05/2018, 17:38

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson dùng một thành ngữ tương đương câu "ném chuột vỡ bình” để đề nghị Tổng thống Donald Trump không rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran mà Mỹ từng cùng Anh-Pháp-Đức, Trung Quốc và Nga ký với Iran năm 2015.

“Ném em bé đi cùng với nước tắm” là một thành ngữ Đức lần đầu tiên được sử dụng tại Anh năm 1853(throw the baby out with thet bathwater) có nghĩa bóng là “vứt đi đồ quýgiá cùng với vật gì mình không thích”, giống nhưthành ngữ “ném chuột vỡ bình” của Việt Nam.

Trong khi đó, ông Robert Malley, cựu trưởng đoàn đàm phán Thỏa thuận hạt nhân Iran thời Tổng thống Barack Obama, cho rằng ông Trump sẽ rút khỏi thỏa thuận này: “Dựa trên mọi điều tôi nghe từ các lãnh đạo châu Âu, ông Trump muốn rút không phải vì không hài lòng với nội dung của thỏa thuận, mà vì đó là một di sản của Obama”.

Anh nỗ lực thuyết phục chủ nhân Nhà Trắng

Khuya 7.5, ông Trump viết Twitter, cho biết sẽ thông báo quyết định của ông về Thỏa thuận hạt nhân Iran (tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện-JCPOA) lúc 2 giờ chiều 8.5 tại Nhà Trắng.

Ông Trump từng ra hạn chót ngày 12.5 sẽ rút Mỹ khỏi JCPOA, nếu các đồng minh châu Âu không sửa lại những sơ hở trong thỏa thuận này.

JCPOA từng được ký giữa Iran với Mỹ (thời ông Obama) và với Nga, Trung Quốc cùng nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức). Các nước này đều muốn ông Trump không rút khỏi JCPOA.

Trước khi ông Trump viết Twitter, Ngoại trưởng Johnson xuất hiện trên chương trình truyền hình Fox và những người bạn (Mỹ), kêu gọi ông Trump không rút Mỹ khỏi JCPOA: “Tổng thống đúng khi nhìn thấy những lỗ hổng của thỏa thuận và ông đặt ra một thách thức hợp lý cho thế giới”, và nói Mỹ cần hợp tác với nhóm E3 cùng các nước khác để chỉnh sửa JCPOA.

Ông Johnson nói: “Nhìn xem, Iran ứng xử xấu, cóchiều hướng phát triển tên lửa đạn đạoliên lục địa (ICBM). Chúng ta phải ngăn chặn điều đó. Chúng ta phải chống những việc Iran đang làm trong khu vực. Chúng ta phải cứng rắn hơn”.

Ngoại trưởng Anh nói: “Tôi xin nhắc quývị, nếu Iran có vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ có cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông. Ả Rập Saudi, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng muốn có vũ khí hạt nhân. Tình hình hiện cực kỳ nguy hiểm, chúng ta không muốn sa vào hướng đó. Với tôi, xem ra lúc này không thể có một giải pháp quân sự đáng tin cậy”.

Ông Johnson cảnh báoông Trump “ném chuột cẩn thận kẻo vỡ bình”, và hứa Anh sẽ làm việc với Tổng thống Mỹ để sửa JCPOA. Ông nói các điều cần sửa gồm “điều khoản hoàng hôn”, có nghĩa “sau năm 2025, thỏa thuận hiện nay cho phép Iran nhanh thực hiện các chương trình làm giàu uranium-giúp sản xuất vũ khí hạt nhân mà không bị trừng phạt”.

Vị Ngoại trưởng khẳng định: “Nếu Trump hủy thỏa thuận, ông ấy sẽ phải trả lời câu hỏi “Chuyện gì xảy ra kế tiếp?”.

Ông Johnson cũng hỏi: “Liệu chúng ta có nghiêm túc khi nói chúng ta sẽ đánh bom các cơ sở này... có thật là có khả năng đó hay không?”. Và ông cố gắng cảnh báo những hậu quả nếu tấn công Iran, điều mà tân Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton rất ủng hộ.

Không như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người nói Mỹ hủy JCPOA sẽ làm bùng phát chiến tranh, và Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Johnson đến Mỹ nhưng không gặp ông Trump, chỉ nói chuyện với Phó tổng thống Mike Pence và ông Bolton -một “diều hâu” chống Iran thời Tổng thống George Bush.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phạm luật?

Đoạn Twitter của ông Trump tiếp sau các tuyên bố của Ngoại trưởng Anh, nhưng ông không nói đến ông Johnson hoặc trả lời bất kỳ quan điểm của nào của ông này.

Ông Trump cũng chỉ trích cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry làm “ngoại giao bóng tối về Thỏa thuận Iran quá tệ. Ông ấy là người tạo ra đống lộn xộn này ngay từ đầu!”.

Ông Kerry cũng là trưởng đoàn đàm phán Thỏa thuận chống thay đổi thời tiết 2015, khi là Ngoại trưởng của Tổng thống Obama. Sau khi thôi chức, ông luôn cố gắng quảng bá hai thỏa thuận trên.

Đã có ý kiến ông Kerry vi phạm Luật Logan 1979 vốn cấm dân thường Mỹ hoạt động ngoại giao. Báo Boston Globe ngày 4.5 đưa tin ông Kerry bí mật tiếp xúc Ngoại trưởng Javad Zarif của Iran để bàn cách giữ Mỹ ở lại JCPOA.

Ngày 7.5, Tổng thống Hassan Rouhani nói bóng gió Iran có thể vẫn ở lại JCPOA dù Mỹ rút. Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước, ông nói: “Nếu chúng ta có thể đạt điều chúng ta muốn từ thỏa thuận không có Mỹ, thì Iran sẽ tiếp tục ở lại. Điều Iran muốn là quyền lợi của chúng ta được bảo đảm bởi các thành viên khác của thỏa thuận...Trong trường hợp này, dẹp sự hiện diện có hại của Mỹ sẽ tốt cho Iran”.

Trung Trực (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Anh cảnh báo ông Trump 'ném chuột vỡ bình’