Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã đưa ra tuyên bố phản đối tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh ASEAN ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông không phải nơi Trung Quốc thể hiện bá quyền

28/06/2020, 14:48

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã đưa ra tuyên bố phản đối tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời hoan nghênh ASEAN ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Ảnh: Internet

“Mỹ hoan nghênh lập trường của các nhà lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Chúng tôi sẽ sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”, ông Pompeo viết trên mạng xã hội Twitter hôm 28.6.

Ngoại trưởng Mỹ cũng dẫn lại Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26.6.

Trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải hàng không tại Biển Đông, cũng như duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, tại Biển Đông, làm việc tích cực hướng tới việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng gia tăng sự hiện diện của các máy bay và tàu quân sự trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý này vào năm 2016.

Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông khiến Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối.

Đáng chú ý, Mỹ hồi đầu tháng này đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, khẳng định yêu sách phi lý của Bắc Kinh “không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Công hàm lần này được xem là tiếng nói chính thức của Mỹ, tiếp nối các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm lên án các hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoang Vũ (theo Sputnik, Hindustan Times, Economic Times)

Bài liên quan
Các nhà khoa học Trung Quốc biến cuộc khủng hoảng tàu vũ trụ Starliner của Boeing thành đột phá tên lửa tàng hình
Khi NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) vật lộn để đưa hai phi hành gia trở về sau sự cố với tàu vũ trụ Starliner của Boeing, Trung Quốc đã tận dụng vấn đề này để tạo ra lợi thế cho mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 23.2, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông không phải nơi Trung Quốc thể hiện bá quyền