Người đứng Bộ ngoại giao Mỹ Mike Pompeo mới đây lên tiếng cho rằng việc Trung Quốc không công khai, minh bạch về đại dịch COVID-19 có khả năng khiến các nước phải cân nhắc lại việc hợp tác với tập đoàn viễn thông Huawei.

Ngoại trưởng Mỹ lưu ý các nước 'sự không minh bạch' về COVID-19 của Trung Quốc

18/04/2020, 07:03

Người đứng Bộ ngoại giao Mỹ Mike Pompeo mới đây lên tiếng cho rằng việc Trung Quốc không công khai, minh bạch về đại dịch COVID-19 có khả năng khiến các nước phải cân nhắc lại việc hợp tác với tập đoàn viễn thông Huawei.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Ảnh: Reuters

Trả lời phỏng vấn của Fox Business, ông Pompeo nói: “Tôi rất tự tin khi cho rằng Trung Quốc không công khai, minh bạch và xử lý dữ liệu liên quan đến dịch đại dịch COVID-19 một cách hợp lý sẽ khiến nhiều người, nhiều nước nghĩ lại về hạ tầng viễn thông”.

“Và khi Huawei đến chào hàng các thiết bị và phần cứng, các nước sẽ nhìn qua một lăng kính khác khi xem xét quyết định”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.

Mỹ trước đó đã vận động các đồng minh chặn Huawei phát triển mạng 5G do những lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể ép công ty này cấp quyền truy cập dữ liệu để do thám và tấn công mạng. Tuy nhiên, tới nay, Huawei vẫn bác bỏ cáo buộc ấy và một số quốc gia châu Âu - nơi chuẩn bị triển khai mạng 5G dường như cũng đang không quan tâm lời kêu gọi của Mỹ.

Các cơ quan tình báo của Anh mới đây cũng đã đưa ra nhận định rằng Trung Quốc sẽ quyết liệt hơn trong việc bảo vệ mô hình nhà nước của mình sau khi cuộc khủng hoảng COVID-19 lắng xuống và Thủ tướng Boris Johnson cùng các bộ trưởng phải có "quan điểm thực tiễn" để xem xét chiến lược đối phó của Anh cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp quan trọng và công nghệ cao.

Nhiều nghị sĩ trong đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh cũng thúc giục chính phủ thực hiện các chính sách cứng rắn hơn với Bắc Kinh, gồm cả các biện pháp nhắm vào Huawei - tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng Anh không thể phụ thuộc vào Trung Quốc vì nước này không hành xử theo luật.

Trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 đang hoành hành hiện nay, nhiều chính trị gia phương Tây đã liên tục chất vấn Trung Quốc về nguồn gốc và cách xử lý COVID-19, cáo buộc quốc gia này che đậy thông tin ban đầu của coronavirus. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi về cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19 và liệu nước này có minh bạch hoàn toàn kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào cuối năm 2019 hay không.

Gần đây nhất, Bộ trưởng An ninh Nội địa Úc, ông Peter Dutton, người phải vào viện 2 lần để điều trị COVID-19, hôm 17.4 đã yêu cầu Trung Quốc minh bạch thông tin về “nguồn gốc dịch COVID-19, dịch được khởi phát bằng cách nào và cách thức dịch bệnh lây lan, cũng như các vấn đề xung quanh”.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Úc Michael McCormack cũng nói rằng “Trung Quốc cần trả lời các câu hỏi về COVID-19. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, chúng ta cần phải vượt qua cuộc khủng hoảng này”.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 16.4 cảnh báo nước này và Trung Quốc sẽ không thể trở lại kinh doanh bình thường sau đại dịch, đồng thời cho biết sẽ cùng các đồng minh đặt câu hỏi cho Trung Quốc về nguồn gốc và cách xử lý COVID-19.

Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng có những "vùng xám" trong cách Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19. "Đừng quá ngây ngô đến mức nói rằng việc xử lý dịch bệnh của họ tốt hơn nhiều. Chúng ta đã không biết. Có những điều rõ ràng đã xảy ra mà chúng ta không biết", ông Macron nói.

Phản ứng trước những nghi vấn của phương Tây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã phủ nhận những cáo buộc nước này che giấu quy mô đại dịch COVID-19.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 17.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Bắc Kinh "chưa bao giờ che đậy" và "không cho phép bất cứ sự che đậy nào". Ông Triệu nhấn mạnh thêm, các cáo buộc Trung Quốc quá thân thiết với WHO là một ý đồ nhằm "bôi nhọ" Bắc Kinh.

Trang Nhung (theo Reuters)

Bài liên quan
Mỹ ngăn các công ty cung cấp linh kiện vũ khí, sợ bị chuyển tới Nga
Hãng Reuters dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Matthew Axelrod cho biết Mỹ yêu cầu các công ty nước này ngừng cung cấp hàng hóa cho hơn 600 thực thể nước ngoài vì lo ngại hàng bị chuyển đến Nga để phục vụ chiến tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Mỹ lưu ý các nước 'sự không minh bạch' về COVID-19 của Trung Quốc