Hiện nay có rất nhiều người đang lo lắng khi đã tiếp xúc với những người mà sau đó được xác định là nhiễm SARS-CoV-2 (COVID-19), nhưng theo các chuyên gia dịch tễ học, nếu thời điểm tiếp xúc với bệnh nhân đó chưa phát bệnh, còn đang ủ bệnh thì gần như không thể lây bệnh cho người khác.
TP.HCM: Tìm thấy 5 hành khách trên chuyến bay có người nhiễm COVID-19
TP.HCM đưa bệnh viện điều trị COVID-19 quy mô 300 giường vào hoạt động
TP.HCM ra thông báo khẩn truy tìm hành khách trên 3 chuyến bay
Dịch COVID-19: Bình Thuận đóng cửa các điểm giải trí, thể thao
TP.HCM không cho nhập cảnh tàu Silver Spirit chở hơn 800 khách nước ngoài
Sở Y tế lên tiếng về bản danh sách 18 người ở TP.HCM tiếp xúc với bệnh nhân thứ 21 nhiễm COVID-19
Vì sao cô gái trốn được cách ly Covid-19 ở sân bay Tân Sơn Nhất?
Bệnh nhân đang ủ bệnh, xét nghiệm đềuâm tính
Theo các chuyên gia dịchtễhọc, sở dĩ có trường hợp xét nghiệm đến 4 lần mới phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 còn những lần trước đều âm tính là do người này đang trong thời gian ủ bệnh. Khi ủ bệnh vi rút chưa phát tán ra hầu họng nên khi phết hầu họng để lấy mẫu bệnh phẩm, chưa phát hiện được dương tính.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - một trong những chuyên gia về dịch tễ học cho biết, người nhiễm COVID-19 trải qua 2 giai đoạn là ủ bệnh và phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân đó chưa có những triệu chứng nên việc phết hầu họng để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh nhân vẫn âm tính. Trong thời gian này, bệnh nhân gần như không thể lây nhiễm cho người khác, vì chưa có vi rút phát tán ở hầu họng.
“Bệnh nhân chỉ lây nhiễm cho người khác khi đã phát bệnh, khi đó vi rút phát tán ra hầu họng; còn bệnh nhân đang ủ bệnh thì chưa thể lây bệnh cho người khác”, bác sĩ Khanh khẳng định.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng lưu ý có những trường hợp có triệu chứng (ho, sốt, khó thở), nhưng do mắc các bệnh khác như viêm họng hay bị cảmthông thường, chứ không phải bệnh COVID-19 thì xét nghiệm vẫn âm tính. Vì vậy, để chắc chắn biết ngườitiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 có mắc bệnh hay không phải sau 14 ngày. Nếu sau 14 ngày, bệnh nhân đó xét nghiệm âm tính thì chắc chắn bệnh nhân đó không mắc bệnh COVID-19.
"Nếu trong vòng 14 ngày, dù người đó có triệu chứng (triệu chứng của bệnh khác) hay không có triệu chứng, nếu xét nghiệm âm tính với với SARS-CoV-2 cũng không thể loại trừ người đó không mắc bệnh COVID-19. Vì trong thời gian 14 ngày, người đó có thể chuyển từ âm tính sang dương tính bất cứ lúc nào, có thể lúcxét nghiệm âm tính nhưng 2, 3 ngày sau lại dương tính. Vì vậy phải chờ sau 14 ngày, nếu người đó không phát bệnh thì sẽ không mang mầm bệnh và không mắc bệnh”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Do đó theo bác sĩ Khanh, những người đang cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly hay các bệnh viện mà chưa có triệu chứng, nhân viên y tế chăm sóc những người này không cần mặc dụng cụ bảo hộ chuyên dụng, chỉ cần đeo khẩu trang y tế là đủ. Chỉ khi nào những người này được xác định dương tính với SARS-CoV-2 thì nhân viên y tế mới mặc dụng cụ bảo hộ chuyên dụng để phòng ngừa lây nhiễm.
Xét nghiệm không chỉ đơn thuần là yếu tố khoa học
Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiều trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm COVID-19 chưa có triệu chứng, đồng nghĩa với việc không có khả năng lây nhiễm, nhưng Việt Nam vẫn thực hiện xét nghiệm. Trong trường hợp này chỉ cần cách ly theo dõi 14 ngày, nếu có triệu chứng mới xét nghiệm, chứ xét nghiệm lúc chưa có triệu chứng thì bệnh nhân có nhiễm COVID-19 cũng không phát hiện.
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Phan Trọng Lân – Viện Trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, có thể có những người trước lúc phát bệnh 1, 2 ngày có khả năng lây, hoặc có thể phát bệnh ở mức độ nhẹ không phát hiện được triệu chứng, dù đây là những trường hợp rất hiếm nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối vẫn có thể xét nghiệm.
“Có những trường hợp chúng ta nghĩ họ chưa phát bệnh, nhưng thực ra nó không rõ ràng. Đối với bệnh COVID-19, nhiều khi bệnh rất nhẹ nên triệu chứng thoáng qua, không dễ phát hiện. Do đó để tuyệt đối an toàn chúng ta nên xét nghiệm”, ông Lân lý giải.
Ông Lân cũng cho biết việc xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 còn có một ý nghĩa khác đối với các khu cách ly tập trung. Hiện nay một số khu cách ly tập trung quá đông, để giảm tải cho những nơi này, trước khi chuyển về các khu cách ly ở địa phương hoặc cách ly tại nhà, nơi lưu trú cần xét nghiệm SARS-CoV-2 để giảm khả năng lây nhiễm tối đa.
Bên cạnh đó, chiến lược xét nghiệm SARS-CoV-2 cũng thay đổi tùy vào tình hình dịch, đối tượng và khả năng lây nhiễm. Khi đánh giá dịch tễ và nhận thấy những trường hợp nguy cơ cần thiết phải xét nghiệm thì cũng có thể xét nghiệm.
“Nếu nói vấn đề khoa học thì có thể nói được trường hợp nào cần xét nghiệm, trường hợp nào không cần xét nghiệm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vấn đề xét nghiệm SARS-CoV-2 hiện nay không chỉ có yếu tố khoa học đơn thuần. Trường hợp nào cần xét nghiệm hay không xét nghiệm SARS-CoV-2 tùy thuộc vào chiến lược phòng chống dịch bệnh COVID-19 từng thời điểm. Chẳng hạn cách đây 1 hoặc 2 ngày thì khác, nhưng hiện nay tất cả những người đi về từ châu Âu, Mỹ, Anh... đều phải cách ly ngay từ cửa khẩu và thực hiện xét nghiệm hết”, ông Lânchia sẻ.
Hồ Quang