Được giới thiệu là khai thác chân thật về cuộc sống của người chuyển giới thông qua nhân vật Nguyễn Huỳnh Tố An, 'Hồn bướm' liệu có nhận được sự ủng hộ từ chính những người trong cộng đồng người chuyển giới Việt hay không?

Người chuyển giới Việt nghĩ gì về phim tài liệu 'Hồn bướm'?

Chí Thiện | 03/12/2017, 10:35

Được giới thiệu là khai thác chân thật về cuộc sống của người chuyển giới thông qua nhân vật Nguyễn Huỳnh Tố An, 'Hồn bướm' liệu có nhận được sự ủng hộ từ chính những người trong cộng đồng người chuyển giới Việt hay không?

Bắt đầu ghi hình từ tháng 7, Hồn bướm đã mất gần 3 tháng để hoàn thành trước khi được công chiếu vào đúng ngày Quốc tế phòng chống AIDS 1.12 vừa qua. Đây là một dự án do chương trình PEPFAR của chính phủ Mỹ tài trợ và là bộ phim đầu tay của Kim Khánh sau khi chị hoàn thành khóa học đạo diễn.

Hồn bướm tập trung khai thác về cuộc đời củaNguyễn Huỳnh Tố An (31 tuổi) - một người chuyển giới nữ khá nổi tiếng. Chính vì thế, buổi ra mắt phim tại TP. HCM đã thu hút sự tham gia đông đảo của nhữngngười thuộc cộng đồng LGBT. Mặc dù vậy, bên cạnh những lời khen có cánh, Hồn bướm cũng đã vấp phải nhiều lo ngại cho rằng Tố An chỉ đơn thuần là một cá nhân cho nên cô không thể nào đại diện cho cả một cộng đồng lớn và đa dạngnhư người chuyển giới Việt (vào khoảng 270.000 người).

Ekip làm phim tại buổi công chiếu - Nguồn: Tuổi Trẻ

Nhằm giải đáp cho điều này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã hỏi ý kiến củanhững người chuyển giới có mặt tại buổi công chiếu. Câu hỏi được đặt ra là: "Chịnghĩ gì về Hồn bướmvà liệu bộ phim có khắc họa chân thật cuộc sống của người chuyển giới hay không?". Dưới đây là câu trả lời của 4 người chuyển giới đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau.

Tâm Thảo

Tâm Thảo (25tuổi, một ngườichuyển giới nữ tại Trà Vinh), cho biết: "Sau khi xem xong, tôiđã khóc rất nhiều do bộ phim đã lột tả đượcgần như đầy đủ những khó khăn mà người chuyển giới đang gặp phải. Ngoài ra, Hồn bướmcũng truyền tải trọn vẹn nhữngđiều mà chúng tôihằng mong muốn nhất: Sống hạnh phúc và tìm lại được con người thật của chínhmình. Tôithật sự cám ơn đạo diễn Kim Khánh và ekipvì đã thực hiện bộ phim".

Vạn Phúc Ninh Dương

Vạn Phúc Ninh Dương (22 tuổi, một người chuyển giới nữ tại Đồng Tháp), nói: "Xuyên suốt 70 phút phim chân thật đến trần trụi của đạo diễn Kim Khánh, tôi đã khóc với phận người hồn bướm của Nguyễn Huỳnh Tố An. Cảm xúc ấy đến từ sự khắc khổ trong cuộc sống, sự kỳ thị củanhững người thân trong gia đình và ngoài xã hộicũng nhưhình ảnh những phận đời trong phim phảinương tựavào nhau trên đường đời.

Cảm xúc còn đến từ sự khắc nghiệt và trái ngang của tạo hóa khi sinh ra những linh hồn phụ nữ trong cơ thể đàn ông, và cảm xúc đến từcuộc tình đầy sự yêu thương và hạnh phúc của Nguyễn Sử Yến Mi. Tố Anđã thành công khi tiết chế mình và hòa nhập với các nhân vật khác, để từ đó tạo được sự đồng cảm ở khán giả dẫn dắt bộ phim đi đúng hướng, chia sẻ thêm những cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khi quan hệ tình dục. Ngoài ra,Tố An cònbiết chắt lọc cái duyên tinh tế của mình, những câu nói hài mà không thô để người xem cảm thụ nhân vật đúng mực và giữ cho nhân vật nằm trong vùng an toàn mà không 'bung'ra cái tôi quá đà".

Nhã Ân

Nhã Ân (22 tuổi, một người chuyển giới nữ tại Bình Thuận) cho biết: "Tôi rất vui khi một lần nữa đề tài người chuyển giới được đưa lên màn ảnh. Đặc biệt, Hồn bướm không hề bi lụy mà hướng đến khát vọng sống mới của người chuyển giới hiện nay. Bộ phim không tập trung kể khổvề cuộc sống mưu sinh mà khắc họa hình ảnh người chuyển giới đang dần hòa nhập với cộng đồng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Phạm An An

Phạm An An (26 tuổi, một người chuyển giới nữ tại TP. HCM và là quán quân của cuộc thi "Perfect Beauty"): "Phim rất cảm động, sâu sắc và ý nghĩa. Khán giả khi xem xong sẽ hiểu hơn về người chuyển giới mà đặc biệt là những bậc phụ huynh".

Mia

Mia (31 tuổi, chuyên viên tư vấn tâm lý và một người chuyển giới nữ hiện đang sinh sống tại Úc) cho biết: "Bộ phim rất hay,mang ý nghĩa nhân văn và thể hiện được tình yêu thương giữa người với người. Đặc biệt, Hồn bướmcòn mang một thông điệp rất tích cực về người chuyển giới:Hạnh phúc tình yêu không là đặc quyền của riêng ai. Cộng đồng người chuyển giới nói riêng và LGBT nói chung cũng có những mong muốn rất người về quyền sống, mưu cầu hạnh phúc, được yêu và được tôn trọng.

Chi tiết khiến Mia xúc động đến rơi nước mắt là khi nghe Yến Mi tâm sự được ở bên cạnh người yêu, được làm vợ làm mẹ nhưng gia đình bạn trai không chấp nhận. Cô đã gánh chịu hết tất cả những sự kỳ thị, coi thường, phân biệt đối xử mà những người khác chuyển giới khác đang phải gánh chịu khi họ bày tỏ mong muốn làm mẹ của mình.

Cần lắm sự thấu hiểu, cảm thông của gia đình và xã hội để tình yêu thương được lan tỏa nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng chuyển giới được sống thật với chính mình và cống hiến cho xã hội. Tôi hi vọng Hồn bướm không chỉ đến được với cộng đồng LGBT mà còn có thể lan tỏa ra đến nhiều người xem trên khắp cả nước để phần nào thay đổi nhận thức của mọi người về người chuyển giới".

Hồn bướm hiện vẫn chưa có lịch chiếu chính thức.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người chuyển giới Việt nghĩ gì về phim tài liệu 'Hồn bướm'?