Cuốn sách mang đậm dấu ấn đời sống cá nhân của tác giả, nhưng đồng thời cũng là một tiếng nói mạnh mẽ xoáy thẳng vào những định kiến xã hội khắc nghiệt của nước Mỹ khi ấy.

'Người cô độc': đồng tính, tình yêu và sự cô độc

Theo Zing | 03/01/2017, 07:49

Cuốn sách mang đậm dấu ấn đời sống cá nhân của tác giả, nhưng đồng thời cũng là một tiếng nói mạnh mẽ xoáy thẳng vào những định kiến xã hội khắc nghiệt của nước Mỹ khi ấy.

Cuốn sách kể về George là một giáo sư người Anh. Ông cùng với người bạn đời - Jim - chung sống suốt 16 năm tại một căn hộ nhỏ ở ngoại ô Nam California.

Tách biệt nhưng bình yên, hai người đàn ông cùng nhau chia sẻ những vui buồn và nuôi dưỡng tình yêu của mình, mặc cho định kiến của người đời dành cho tình yêu đồng giới. Họ bị mọi người xem là quái vật, là những kẻ có thân phận tàn ác, và con nít bị cấm lại gần họ, chỉ vì họ yêu nhau.

Rồi khi Jim mất vì tai nạn, để mình George trên đời, cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Khi họ yêu nhau, thế giới là sự nương tựa, sự ủi anvà niềm say mê. Nhưng khi không còn Jim, cuộc sống của người đàn ông trung niên ấy đã biến thành một cái vỏ rỗng không. Mỗi ngày đều lặp lại trong sự vô vọng, nặng nề, và trì trệ.

Tác phẩm Người cô độc của Christopher Isherwood

Khi ấy, sự có mặt của bất kỳ người nào khác trong cõi đời này cũng đều là vô nghĩa. Jim là cuộc sống, là ý nghĩa, và là tất cả ý thức mà George có.

Người cô độc đã mở ra một câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp của con người. Khi đọc cuốn sách này, có đôi lúc độc giả sẽ quên mất rằng, đây là câu chuyện về mối tình đồng tính. Không, đây chỉ đơn giản là câu chuyện tình yêu, là tất cả những đau đớn của con người khi phải ly biệt vĩnh viễn với người mình yêu.

Đọc sách người cô độc, có lẽ thỉnh thoảng độc giả sẽ nhớ đến bộ phim nổi tiếng khắp thế giới Happy Together của Vương Gia Vệ. Ở đó, thế giới chỉ xoay quanh mối tình của Lê Diệu Huy và Hà Bảo Vinh, để ta đắm chìm trong những say mê, hờn giận, hạnh phúc, đắng cay… của tình yêu, chỉ là tình yêu giữa hai người yêu nhau mà thôi.

Người cô độc đi sâu vào những ngóc ngách tỉ mỉ của tâm trí người đàn ông cô độc, với những nỗi mỏi mệt, chán chường. Cuộc sống hàng ngày của ông khi không còn người tình vẫn diễn ra như thế, bình minh vẫn mọc, và ông vẫn đến trường, vẫn đi đứng, vẫn gặp gỡ… nhưng tất cả chỉ diễn ra bên ngoài lớp vỏ thân thể.

Tâm trí ông hoàn toàn phủ đầy những mảnh ký ức xưa cũ, bên cạnh người yêu, hoặc trống rỗng trong một khoảng không đầy mơ hồ. Ý niệm về cuộc sống thực tại hoàn toàn biến mất.

Giữa một hoàn cảnh xã hội khắc nghiệtvà bị hắt hủi ấy, Người cô độc vẫn không ngừng hấp dẫn độc giả, khiến độc giả say sưa, có lẽ cũng bởi cái ý nghĩa trọng tâm ấy của cuốn sách. Với lối viết dòng ý thức vô cùng chảy trôi, ăm ắp những suy tư, tưởng tượng và khắc khoải, Christorpher Isherwood đã tạo nên một câu chuyện cảm động và đầy khắc khoải.

Nhà văn Christopher Isherwood

Cuốn sách được viết vào năm 1964, khi người đồng tính vẫn bị xem là những người mắc bệnh, bị xem thường, bị khinh bỉ. Sự ra đời của cuốn sách đã phá bỏ những định kiến xã hội, và nhấn mạnh vào quyền tự do cơ bản của con người. Với lối viết vừa sắc sảo, vừa hóm hỉnh lại thêm nhiều phần u buồn, cuốn sách là “minh chứng cho tài năng văn chương phi thường không bàn cãi của Isherwood”.

Chính nhà văn Christopher Isherwood cũng từng có một mối tình trải dài hơn 3 thập niên rưỡi với hoạ sĩ tranh chân dung Don Bachardy. Đây là một trong những câu chuyện tình đồng tính huyền thoại vượt trên những rào cản xã hội.

Bất chấp những dị nghị của xã hội trong những năm 1950 – 1960, hai người đã hoạt động trong Hollywood dưới danh nghĩa một đôi tình nhân đồng tính công khai, bỏ ngoài tai những lời dèm pha của những kẻ kỳ thị người đồng tính, như nam diễn viên Joseph Cotten, người đã từng dè bỉu ngay trong tiệc tại nhà David O.Selznick, lớn tiếng mỉa mai những người “nửa đàn ông, nửa đàn bà.”

Hai người đã có một câu chuyện tình dài, tuyệt đẹp, nhưng đến đầu những năm 60, khi Bachardy bắt đầu theo đuổi các đam mê tình dục bên ngoài, tác giả Isherwood đã biến những lo lắng của mình, nỗi lo một ngày sẽ không còn bóng dáng người tình trong đời, thành nguồn cảm hứng để viết Người cô độc.

Nó cũng được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu dành cho cộng đồng người đồng tính; được xếp vào 99 tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh hay nhất kể từ năm 1939; được chuyển thể thành phim, với sự tham gia của Colin Firth – người được đề cử giải Oscar ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn này – cùng nữ minh tinh Julianne Moore.

Christorpher Isherwood (1904-1986) là một tiểu thuyết gia lớn của thế kỷ 20, người có những đóng góp tích cực trong phong trào đấu tranh quyền lợi cho người đồng tính, tác giả của hơn 40 tác phẩm nổi tiếng trong những năm giữa thế kỷ 20.

Theo Phong Linh (Zing)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Người cô độc': đồng tính, tình yêu và sự cô độc