Trang Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc lùi thời hạn đạt mục tiêu chủng ngừa COVID-19 cho 50 triệu người vì vấn đề nguồn cung và tâm lý thiếu tin tưởng của người dân.

Người dân không tin tưởng, Trung Quốc không đạt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19

Cẩm Bình | 09/02/2021, 08:53

Trang Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc lùi thời hạn đạt mục tiêu chủng ngừa COVID-19 cho 50 triệu người vì vấn đề nguồn cung và tâm lý thiếu tin tưởng của người dân.

Giới truyền thông cuối năm ngoái từng đưa tin Trung Quốc dự định đạt mục tiêu chủng ngừa 50 triệu người trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán vừa bắt đầu từ ngày 5.2. Nhưng nay nước này buộc phải lùi thời hạn xuống cuối tháng 3.

Nhóm quan trọng như nhân viên y tế tuyến đầu - tính đến ngày 3.2 chỉ mới được tiêm hơn 31 triệu liều vắc xin - vẫn tiếp tục là trọng tâm chủng ngừa, đến tháng 4 sẽ mở rộng ra toàn dân, theo các nguồn tin.

Nguồn tin cho biết một lý do lớn khiến quá trình chủng ngừa chậm tiến độ chính là tâm lý thiếu tin tưởng vắc xin (cả loại sản xuất nội địa lẫn sản phẩm phương Tây) vì truyền thông đưa qua nhiều tin tiêu cực. Ngoài ra quan chức Trung Quốc cũng lo lắng năng lực sản xuất của đơn vị trong nước có hạn.

Trung Quốc triển khai chủng ngừa khá chậm chạp. Theo số liệu Bloomberg thống kê, nước này chỉ cung cấp chưa đến 2 liều cho mỗi 100 người – thua xa tỷ lệ 4/100 của Liên minh châu Âu, 13/100 của Mỹ, hơn 60/100 của Israel.

Với tốc độ trên thì Trung Quốc sẽ mất đến hơn 5 năm để chủng ngừa cho 75% dân số (mỗi người tiêm 2 liều). Mỹ chỉ cần 10 tháng, Anh cần 6 tháng.

1x-1.jpg
Bê bối dược phẩm trong quá khứ làm mất lòng tin người dân - Ảnh: Bloomberg

Phỏng vấn một bộ phận người dân Trung Quốc, Bloomberg ghi nhận nhiều lý do khiến họ ngần ngại tiêm vắc xin ngừa COVID-19: lo ngại về an toàn và mức độ bảo vệ vắc xin sản xuất nội địa, cảm thấy chưa cần thiết vì dịch bệnh hiện được kiểm soát tốt,…

Tâm lý thiếu tin tưởng không phải không có cơ sở. Bê bối dược phẩm mà đặc biệt là vắc xin liên tục xuất hiện ở Trung Quốc.

Đầu năm 2019, hàng trăm phụ huynh biểu tình trước trụ sở chính quyền thị trấn Kim Hồ (tỉnh Giang Tô) đề nghị làm rõ liệu con cái của họ có bị cho dùng vắc xin bại liệt quá hạn hay không. Đây là sản phẩm của Công ty Nghiên cứu sinh học Bắc Sinh, có hạn sử dụng hết tháng 12.2018 nhưng trung tâm y tế Lê Thành trong tháng 1.2019 vẫn cung cấp thứ vắc xin này.

Chấn động hơn, Công ty Kỹ thuật sinh học Trường Sinh (tỉnh Cát Lâm) bị phanh phui sử dụng nguyên liệu quá hạn, pha trộn thành phần hoạt tính không đúng quy trình, sửa đổi kết quả thí nghiệm vắc xin trên chuột trong giai đoạn sản xuất nguyên liệu gốc thành kết quả thí nghiệm sau khi sản xuất thành công vắc xin, làm giả giấy tờ, bán hàng trăm nghìn liều kém chất lượng ra thị trường.

Trong khi đó, vắc xin COVID-19 do phương Tây sản xuất dù có hiệu quả cao trong phòng ngừa chủng ban đầu của vi rút gây bệnh, nhưng dường như lại kém hiệu quả hơn với các biến thể.

Bài liên quan
Cua ghẹ Việt Nam 'đắt khách' Trung Quốc
Mặt hàng cua ghẹ không chỉ thu hút người tiêu dùng trong nước mà còn khách quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
2 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân không tin tưởng, Trung Quốc không đạt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19