Hàn Quốc được xem là thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm được quốc gia này kiểm soát rất gắt gao.

Người Hàn sẽ không ăn thực phẩm Việt Nam nếu không chất lượng, tiện lợi

tuyetnhung | 25/05/2016, 11:10

Hàn Quốc được xem là thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm được quốc gia này kiểm soát rất gắt gao.

Việt Nam được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là thị trường nông sản có tiềm năng lớn nên hai bên vẫn trao đổi mua bán trong những năm qua. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy, dù là một thị trường rất tiềm năng nhưng số lượng nông sản mà Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc không lớn.

Chất lượng thực phẩm vẫn là rào cản lớn!

Phát biểu tại Hội thảo "Tiếp cận thị trường thực phẩm Hàn Quốc" do Bộ Công thương tổ chứcngày 24.5, ông Kim Nam Hyong, Tập đoàn AMOJE, cho biết, tiêu chí nhập khẩu của Hàn Quốc hiện nayrất khắt khe, tương đương với hai thị trường khó tính hàng đầu thế giới là Mỹ và Nhật Bản.

Trước những khó khăn này, ông Kim cho rằng để doanh nghiệp Việt Nam có thể thuận lợi cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ quốc gia khác cũng như vượt qua vòng kiểm tra an toàn của Hàn Quốc thì doanh nghiệp Việt Nam phải xem xét tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, sau đó hãy xem xét đến giá thành.

"Các sản phẩm thực phẩm được bán tại Hàn Quốc phải mang tính tiện lợi, chất lượng, thời gian chế biến ngắn. Ví dụ, một số loại thực phẩm ở Hàn Quốc như: cá kho, rau, hành…phải được ướp sẵn. Nếu doanh nghiệp Việt đưa y nguyên sản phẩm của Việt Nam sang Hàn Quốc thì sẽ rất khó bán", ông Kim nói.

Cụ thể, ông Kim dẫn chứng đã thử đưa nguyên một số sản phẩm của Việt Nam vào Hàn Quốc như: thịt gà...nhưng thất bại do khâu chế biến không hợp khẩu vị của người Hàn Quốc.

Bên cạnh chất lượng, giá thành, theo ông Kim, bao bì ấn tượng cũng là cách thu hút khách hàng. Bởi vì, doanh số bán sản phẩm có thể tăng vọt nhờ khâu đóng gói chi tiết với nhiều thông tin mới.

Ông Kim cũng cho biết thêm, trong 15 năm qua, thị trường tiêu thụ thực phẩm củaHàn Quốc đã có nhiều thay đổi. Người dân đang tập trung vào các sản phẩm ăn nhanh, cụ thể là các loại snack, khoai tây, dừa... Doanh nghiệp Hàn Quốc đang muốn tìm các nhà cung cấp liên quan tại Việt Nam.

Cần tập trung vào mặt hàng nông sản

Theo bà Ra Joohee, Tập đoàn Pulmuone, trong khoảng 7 năm gần đây, Hàn Quốc luôn có xu hướng nhập khẩu từ các nước có cam kết FTA, số lượng nhập khẩu từ những nước này chiếmtới 90%.

Vào tháng 12 năm ngoái, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức có hiệu lực nên lượng nhập khẩu thực phẩm của Hàn Quốc từ Việt Nam đã tăng lên trông thấy. Trong đó, chuối là một trong những sản phẩm được Hàn Quốc nhập nhiều.

Bà Ra cũng chỉ ra, năm 2015xoài, chôm chôm nằm trong top 5 sản phẩm mà Hàn Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2016, 3 loại mặt hàng nông sản từ Việt Nam được người Hàn Quốc ưa chuộng là xoài, hoa quả đông lạnh, thanh long. Thời gian tới hoa quả đông lạnh sẽ có khả năng được nhập khẩu lớn nhất.

Khi được hỏicơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Hàn Quốc?Bà Ra cho biết, doanh nghiệp Việt nên tập trung nhiều vào việc chế biến và xuất khẩu mặt hàng nông sản như các loại hoa quả nhiệt đới vì các mặt hàng này có thị phần tăng rất nhanh tại thị trường Hàn Quốc như trong siêu thị, các quán cafe...

Về chất lượng, theo bà Ra, phải sử dụng công nghệ cao để chế biến sản phẩm đạt chuẩn. Công nghệ sấy khô với các loại snack được người tiêu dùng Hàn Quốc tiêu thụ mạnh.

Về hình thức, các doanh nghiệp Việt phải đa dạng hóa sản phẩm dưới nhiều hình thứcchế biến phong phú. Ngoài ra cũng phải quan tâm đến việc đóng gói, vớikích cỡ mà khách hàng mong muốn.

Lý giải về sự khắt khe này từ thị trườngHàn Quốc, ông Dương Xuân Thương, Trưởng ban Nông sản Tổng công ty Nông sản miền Bắc cho biết, với phương châm “sản xuất phục vụ con người” nên Hàn Quốc đặt ra tiêu chuẩn rất cao với các mặt hàng nông sản. Theo đó, đây sẽ là những hàng rào buộc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải vượt qua nếu muốn bước chân vào thị trường Hàn Quốc.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
một giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Hàn sẽ không ăn thực phẩm Việt Nam nếu không chất lượng, tiện lợi