Vài năm trước Gan Xiaoge vượt quãng đường gần 200 km từ tỉnh An Huy đến thành phố Bắc Kinh tìm việc. Là nhân viên lao công, cô hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc.

Người nghèo khó khăn đủ bề vì kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 07/12/2019, 10:59

Vài năm trước Gan Xiaoge vượt quãng đường gần 200 km từ tỉnh An Huy đến thành phố Bắc Kinh tìm việc. Là nhân viên lao công, cô hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc.

Nhưng kinh tế giảm tốc cùng nhu yếu phẩm đội giá đẩy hàng trăm triệu người như Gan vào tình cảnh khó khăn. Cô chia sẻ: “Giá thịt lợn vài tháng qua tăng mạnh, sắp tới chắc tôi chẳng còn đủ tiền mua thịt nữa. Chủ nhà còn liên tục tăng giá thuê ba tháng liền: từ 500 Nhân dân tệ (71 USD) lên 800 Nhân dân tệ (114 USD) rồi 1.000 tệ (142 USD)”.

Trung Quốc trong quý 3.2019 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái -con số tương đối cao với một quốc gia rộng lớn nhưng là mức tăng thấp nhất của nước này tính từ năm 1992 đến nay. Đối tượng bị tình hình kinh tế ảm đạm ảnh hưởng nặng nề nhất chính là nhóm thu nhập thấp và lao động nhập cư.

“Chẳng có ai bảo vệ chúng tôi khi giá thuê tăng, chủ nhà thì dễ dàng tìm người thuê khác. Lương ở Bắc Kinh chỉ vừa đủ sống”, Gan cho biết.

Tác động của kinh tế giảm tốc thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt trong thị trường lao động.

Theo số liệu do nhà nước công bố thì tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị trong quý 3 là 3,61% -chẳng thay đổi nhiều so với vài năm gần đây. Tuy nhiên trên thực tế ngày càng nhiều đơn vị sản xuất sa thải công nhân do sụt giảm đơn hàng nước ngoài sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra. Chỉ số việc làm của quốc gia châu Á vào tháng 10 chỉ đạt 47,3 điểm (thấp hơn 50 cho thấy các nhà máy đang cắt giảm nhân sự).

Một trong các nguyên nhân gây giảm tốc chính là nỗ lực giảm nợ cũng như thu hẹp bất bình đẳng xã hội. Giờ đây Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng chuyển hướng kinh tế Trung Quốc từ phụ thuộc xuất khẩu và phụ thuộc sức tiêu dùng nội địa, nhưng hàng loạt chính sách vẫn chưa đạt kết quả.

Tăng trưởng không đồng đều cũng là vấn đề khiến giới hoạch định chính sách đau đầu. Ví dụ như trong 6 tháng của năm nay, tỉnh Vân Nam tăng trưởng đến 9,2% còn thành phố Thiên Tân chỉ tăng 4,6%. Như vậy không thể có chuyện một chính sách phù hợp cho tất cả địa phương, những nơi ít nguồn lực chắc chắn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.

Kinh tế Trung Quốc trong quý 3.2019 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái - Ảnh: China Daily

Lạm phát, tiết kiệm ít

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng yếu, giá cả hàng hóa tăng cũng đánh mạnh vào túi tiền người dân. Dịch tả châu Phi khiến nền kinh tế châu Á mất gần 1/3 tổng đàn lợn và đẩy giá tăng đến gần 70%. Thịt lợn đội giá làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng đến 3% so với năm trước.

Vì chính quyền khuyến khích tiêu dùng nội địa, truyền thống tiết kiệm lâu nay dần bị phá bỏ. Tỷ lệ tiết kiệm tính trên phần trăm thu nhập (theo hộ gia đình) của Trung Quốc từ mức cao nhất năm 2010 giảm dần qua từng năm.

Khi biện pháp kích thích kinh tế trong tay giới chức Trung Quốc khá hạn chế, cuộc sống của tầng lớp thu nhập thấp như Gan Xiaoge sẽ chẳng dễ dàng. Cô cho biết: “Tôi dự tính nhận thêm việc làm bán thời gian và cắt giảm các chi phí không cần thiết”.

Cẩm Bình (theo Aljazeera)
Bài liên quan
Cuộc chiến 'công nghệ xa xỉ' ở Trung Quốc khi ô tô điện ngày càng thông minh và rẻ
Cuộc chiến giành sự chú ý của người tiêu dùng trên thị trường ô tô điện của Trung Quốc đang diễn ra gay gắt với những "công nghệ xa xỉ" mà người mua ô tô ở nước khác chưa từng thấy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người nghèo khó khăn đủ bề vì kinh tế Trung Quốc giảm tốc