Phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc bắt đầu vào sáng 5.3 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh. Thu hút sự chú ý nhất năm nay là việc xem xét lại hệ thống bầu cử ở Hồng Kông, nhằm loại trừ hoàn toàn các lực lượng ủng hộ dân chủ khỏi chính trường của thành phố.

Người thiết lập luật an ninh Hồng Kông: Chỉ trích ông Tập Cận Bình sẽ không được dung thứ

Nhân Hoàng | 06/03/2021, 06:50

Phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc bắt đầu vào sáng 5.3 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh. Thu hút sự chú ý nhất năm nay là việc xem xét lại hệ thống bầu cử ở Hồng Kông, nhằm loại trừ hoàn toàn các lực lượng ủng hộ dân chủ khỏi chính trường của thành phố.

Theo Tetsushi Takahashi, Giám đốc văn phòng Trung Quốc của hãng thông tấn Nikkei, một nhân vật quan trọng trong quá trình xem xét đã xuất hiện hôm 4.3 tại hội trường cho lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) - một trong hai phiên hoạch định chính sách quan trọng của Trung Quốc. Người đàn ông đó là Hạ Bảo Long, Giám đốc Văn phòng phụ trách các vấn đề Hồng Kông và Macao của Quốc vụ viện. Hạ Bảo Long đồng thời là Phó chủ tịch CPPCC, cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước.

Bài phát biểu của Chủ tịch CPPCC - Uông Dương tại buổi lễ nhấn mạnh rằng ông sẽ kiên quyết ủng hộ nguyên tắc "những người yêu nước quản lý Hồng Kông". Ông Hạ Bảo Long ngồi quan sát, ngay sau Uông Dương.

Nguyên tắc là khẩu hiệu từ ông Đặng Tiểu Bình, cố cựu lãnh đạo tối cao Trung Quốc, người đã bảo đảm sự trở lại của Hồng Kông từ Vương quốc Anh, nay thành lý do để xem xét khuôn khổ bầu cử ở Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR).

Trong một bài phát biểu vào ngày 22.2, Hạ Bảo Long đã thể hiện quyết tâm của mình trong việc thay đổi cơ bản hệ thống. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo rằng "các thành viên của cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp của HKSAR cùng các quan chức chính của các cơ quan hành chính là người yêu nước thực sự".

Lời của ông Hạ Bảo Long không khác gì việc thể chế hóa cơ chế ngăn chặn những người không ủng hộ đảng Cộng sản tranh cử.

giam-doc-van-phong-cac-van-de-hong-kong-chi-trich-ong-tap-can-binh-se-khong-duoc-dung-thu.jpg
Hạ Bảo Long (phải), người trung thành thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã thiết lập luật an ninh quốc gia Hồng Kông vào tháng 6.2020 và đang thúc đẩy việc xem xét lại hệ thống bầu cử của thành phố

Hạ Bảo Long được biết đến là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình. Ông từng là Phó bí thư tỉnh Chiết Giang dưới thời ông Tập Cận Bình vào giữa những năm 2000 khi Chủ tịch Trung Quốc tương lai nắm giữ chức vụ hàng đầu tỉnh. Trong những năm qua, Hạ Bảo Long đã nhiều lần chứng tỏ lòng trung thành của mình với ông Tập Cận Bình.

Ở Chiết Giang, Hạ Bảo Long được thăng cấp để trở thành Bí thư thành ủy địa phương. Khi nghỉ hưu vào mùa xuân năm 2017, Hạ Bảo Long đã ca ngợi "Tư tưởng của đồng chí Tập Cận Bình". Người ta nói rằng Hạ Bảo Long là người đầu tiên công khai nói về hệ tư tưởng cùng tên ông Tập Cận Bình.

Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.2017 (5 năm diễn ra một lần), hiến pháp của đảng này đã được sửa đổi thành "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc cho kỷ nguyên mới".

Trước cuộc họp đảng năm 2017, Hạ Bảo Long được coi là ứng cử viên có khả năng tham gia Bộ Chính trị, bao gồm 25 quan chức hàng đầu. Sau khi điều này không xảy ra, Hạ Bảo Long đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch CPPCC, nhưng vị trí phần lớn có ý nghĩa danh dự này có thể không làm ông hài lòng.

Thông báo về việc bổ nhiệm Hạ Bảo Long làm Giám đốc Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macao vào tháng 2.2020 đã gây bất ngờ cho nhiều người. Chủ tịch Tập Cận Bình có lẽ đã dám chọn Hạ Bảo Long làm quan chức hàng đầu phụ trách chính sách Hồng Kông dù ông không có mối liên hệ với thành phố, vì một mục đích: Trục xuất triệt để "những người không yêu nước", những người kêu gọi dân chủ hóa và chỉ trích chính quyền Trung Quốc.

Hạ Bảo Long đã thiết lập luật an ninh quốc gia Hồng Kông vào tháng 6.2020. Hiện ông đang xem xét lại các cuộc bầu cử. Bức màn cuối cùng đang buông xuống với nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" đảm bảo mức độ tự chủ cao cho Hồng Kông.

Tại cuộc họp báo tối 5.3, người phát ngôn của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tuyên bố rằng việc "cải thiện" hệ thống bầu cử của Hồng Kông sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp hiện tại.

Hạ Bảo Long đã đưa ra một cảnh báo không quá tế nhị với các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông: Không có lời chỉ trích nào với ông Tập Cận Bình và đảng sẽ được dung thứ.

Mỹ lên án các động thái của Trung Quốc ở Hồng Kông

Mỹ hôm 6.3 gọi các động thái của Trung Quốc nhằm thay đổi hệ thống bầu cử ở Hồng Kông là cuộc tấn công trực tiếp vào các quy trình tự trị và dân chủ ở thành phố này, đồng thời cho biết Mỹ đang nỗ lực “khuyến khích hành động tập thể” chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Trước đó, hôm 5.3, Trung Quốc đã đề xuất luật nhằm thắt chặt sự kìm kẹp với Hồng Kông bằng cách thực hiện các thay đổi với ủy ban bầu cử chọn người lãnh đạo thành phố, trao cho ủy ban này quyền lực mới để đề cử các ứng cử viên lập pháp.

Biện pháp này, được thiết lập để được thông qua trong một phiên họp kéo dài một tuần của Quốc hội, sẽ càng khiến phe đối lập dân chủ bị suy yếu sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia vì các cuộc biểu tình chống chính quyền làm rung chuyển Hồng Kông vào năm 2019.

Mỹ lên án Trung Quốc tiếp tục tấn công các thể chế dân chủ ở Hồng Kông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - Ned Price nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Ned Price gọi các động thái của Trung Quốc là “cuộc tấn công trực tiếp vào quyền tự trị, các quyền tự do và tiến trình dân chủ của Hồng Kông”.

Ông nói: “Nếu các biện pháp này được thực hiện sẽ làm suy yếu nghiêm trọng các thể chế dân chủ của Hồng Kông”.

giam-doc-van-phong-cac-van-de-hong-kong-chi-trich-ong-tap-can-binh-se-khong-duoc-dung-thu1.jpg
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - Ned Price

Ned Price cho biết Mỹ đang nỗ lực tập hợp các đồng minh và đối tác cùng chung tiếng nói lên án hành động lạm dụng của Trung Quốc với người Hồi giáo thiểu số tại Tân Cương và "sự đàn áp" đang diễn ra ở Hồng Kông.

Tôi nghĩ chưa có ai hài lòng với phản ứng của quốc tế về những gì đã diễn ra ở Tân Cương. Đó chính xác là lý do tại sao chúng tôi, theo nhiều cách, đang kêu gọi thế giới, khuyến khích hành động tập thể, để làm rõ rằng những hành vi vi phạm nhân quyền kiểu này ở Tân Cương và những nơi khác sẽ không được dung thứ”, ông nói.

Chính quyền Biden đã tán thành tuyên bố của chính quyền Trump trước đây rằng Trung Quốc đang thực hiện hành vi diệt chủng ở Tân Cương và nói rằng Mỹ phải chuẩn bị để áp đặt “chi phí” lên Bắc Kinh vì các hành động ở đó, cuộc đàn áp của họ ở Hồng Kông cùng các mối đe dọa với Đài Loan.

Bài liên quan
Ông Tập tuyên bố thắng lợi ở chiến dịch xóa đói giảm nghèo: Người Trung Quốc kiếm bao nhiêu 1 năm để thoát nghèo?
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình hôm 25.2 đã tuyên bố "thắng lợi hoàn toàn" trong chiến dịch xóa đói giảm nghèo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người thiết lập luật an ninh Hồng Kông: Chỉ trích ông Tập Cận Bình sẽ không được dung thứ