Người thừa kế Samsung, Lee Jae-Yong sẽ không thể tham dự phiên xét xử lại vì chịu tang cha mình là ông Lee Kun-hee.

Người thừa kế Samsung với nhiệm vụ phát dương quang đại dịch vụ, phần mềm nếu thoát án tù

Nhân Hoàng | 26/10/2020, 15:57

Người thừa kế Samsung, Lee Jae-Yong sẽ không thể tham dự phiên xét xử lại vì chịu tang cha mình là ông Lee Kun-hee.

Vắng mặt trong phiên tòa tái thẩm vì chịu tang cha

Lee Jae-yong đã yêu cầu Tòa án cấp cao Seoul cho phép vắng mặt trong phiên xét xử lại sau cái chết của cha mình là ông Lee Kun-hee, Chủ tịch  Samsung Electronics hôm qua. Trái với thông lệ, đã có yêu cầu Lee Jae-yong xuất hiện tại tòa cho phiên trù bị.

Phiên tòa tái thẩm liên quan đến vụ bê bối hối lộ đã tiếp diễn vào tháng trước. Tòa án tối cao đã bác bỏ đơn khiếu nại của bên công tố vào tháng 1.2020 để thay thế các thẩm phán đã ra phán quyết có lợi cho Lee Jae-yong. Với sự vắng mặt của Lee Jae-yong, phiên trù bị ở tòa tái thẩm sẽ có sự tham gia của nhóm công tố và nhóm pháp lý đại diện cho “Thái tử Samsung”.

nguoi-thua-ket-samsung-voi-nhiem-vu-phat-duong-quang-dai-phan-mem-dich-vu(1).jpg
Lee Jae-yong có nguy cơ đi tù một lần nữa sau khi chịu tang cha

Tháng 8.2017, Lee Jae-yong ban đầu bị kết án 5 năm tù sau khi bị buộc tội hối lộ Choi Soon-Sil, người bạn lâu năm của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Đổi lại, Choi Soon-Sil giúp đỡ Lee Jae-yong trong việc sáp nhập Cheil Industries và Samsung C&T để ông giành quyền kiểm soát Tập đoàn Samsung từ người cha ốm yếu của mình. Thời hạn tù sau đó được giảm xuống còn 2,5 năm và Lee Jae-yong được trả tự do một năm sau đó khi lời cáo buộc ông hối lộ bị bãi bỏ.

Thế nhưng, Tòa án tối cao đã gửi lại vụ án cho tòa án cấp dưới vào tháng 8 để xét xử lại, cho rằng Lee Jae-yong phải bị kết tội đưa hối lộ trị giá 4,1 triệu USD, bao gồm ba con ngựa trị giá 2,8 triệu USD. Phán quyết trước đó đã loại trừ Lee Jae-yong khỏi cáo buộc hối lộ vì Samsung không cho Choi Soon-Sil quyền sở hữu ba con ngựa.

Nhiệm vụ phát dương quang đại dịch vụ, phần mềm cây nhà lá vườn

Rất ít công ty thúc đẩy sự bùng nổ phần cứng của ngành công nghệ cao hơn cố Chủ tịch Samsung Electronics, Lee Kun-hee.

Trong những năm 1990, công ty tập trung vào các phòng khách với TV màn hình phẳng, sau đó thu hút người tiêu dùng trong thập kỷ trước bằng smartphone cạnh tranh với iPhone của Apple. Samsung đã trở thành một cái tên phổ biến trên nhiều châu lục.

Kỷ nguyên đó đã khép lại với gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vào ngày 25.10 với cái chết của ông Lee Kun-hee. Sau 6 năm, Chủ tịch Samsung Electronics đầu hàng trên giường bệnh vì cơn đau tim và đột quỵ vào 2014.

Giờ đây, Lee Jae-yong chuẩn bị chính thức nắm quyền thay cha trong bối cảnh công nghệ trông đã khác nhiều, với trọng lực của ngành đã chuyển từ sản phẩm sang phần mềm điều khiển chúng, từ trí tuệ nhân tạo đến ứng dụng đến dữ liệu người tiêu dùng.

Samsung của Lee Jae-yong có một vấn đề lớn giống thời cha ông nắm quyền trong quá khứ.

Trong 6 năm qua, không như Apple, Samsung đã thất bại trong việc tạo ra phần mềm hoặc dịch vụ cây nhà lá vườn để thúc đẩy lòng trung thành với mảng sản phẩm của mình. Samsung vẫn là nhà sản xuất thành công hầu hết sản phẩm điện tử lớn, cộng với nhiều thành phần cốt lõi cần thiết để lắp ráp chúng, từ màn hình smartphone đến bộ nhớ gigabyte của máy tính.

Thay vì chuyển mình dưới thời Lee Jae-yong (52 tuổi), Samsung đã gặp khó khăn khi các đối thủ Trung Quốc tung ra sản phẩm tương đồng về tính năng nhưng rẻ hơn. Với chuyên môn cao hơn về dịch vụ so với Samsung, Amazon và Google đã tung ra những chiếc smartphone hoặc loa gia đình phổ biến.

Lee Kun-hee được biết đến là người mạo hiểm, thậm chí yêu cầu các giám đốc điều hành Samsung "thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con". Năm 1974, Lee Kun-hee chắc chắn rằng Samsung nên đầu tư vào chất bán dẫn đến mức ông đã bỏ tiền cá nhân để mua 50% cổ phần của Korea Semiconductor đang gặp khó khăn về tài chính.

Cha Lee Kun-hee là người sáng lập Samsung, Lee Byung-Chul cuối cùng đã bị con trai thuyết phục. Cuộc chơi đã được chứng minh là đang thay đổi: Samsung trong những năm 1990 đã vượt qua các đối thủ Nhật Bản và giờ đây chip nhớ đại diện cho lượng tiền mặt lớn nhất của công ty.

Một phong cách quản lý rõ ràng vẫn chưa xuất hiện với Lee Jae-yong, người được gọi là Jay Y. ở phương Tây, nói được ba thứ tiếng và có bằng Đại học Harvard (Mỹ).

Mike Cho, giáo sư ngành kinh doanh tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul - người theo dõi Samsung từ lâu với tư cách là chuyên gia quản trị doanh nghiệp Hàn Quốc, cho biết cha và ông của Lee Jae-yon đã quản lý Samsung trong thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản và sau đó là Chiến tranh Triều Tiên, khiến cả hai đều khao khát thành công. Theo Mike Cho, không rõ điều gì thúc đẩy nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của Samsung.

Ông Cho nói: “Jay Y. được sinh ra trong một gia đình giàu có và đã thành danh. Cậu ấy có một kiểu giáo dục rất khác".

Các chuyên gia trong ngành cho biết sẽ có rất ít sự thay đổi ngay lập tức tại Samsung, nơi Lee Jae-yong là lãnh đạo tập đoàn trên thực tế thay cho cha mình kể từ năm 2014.

Giống như cha, Lee Jae-yong giao việc điều hành hàng ngày cho ba CEO của Samsung Electronics nhưng bất kỳ quyết định lớn nào đều phải có sự phê duyệt của ông.

Chưa biết cổ phiếu Lee Kun-hee chuyển cho con trai hoặc hai con gái của ông như thế nào. Song các quan chức Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ đánh thuế thừa kế - có thể cao tới 60% với cổ phiếu Samsung - trong những tháng tới.

Lee Jae-yong trước đây cho biết ông dành khoảng 95% thời gian tập trung vào Samsung Electronics, viên ngọc quý của tập đoàn.

Park Sang-in, giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul - người nghiên cứu kế hoạch kế vị tại các công ty Hàn Quốc, cho biết hai em gái của Lee Jae-yong không có khả năng tranh giành quyền kiểm soát Samsung Electronics với tư cách chủ tịch nhưng họ có thể tìm cách chiếm giữ các bộ phận khác của tập đoàn cho riêng mình.

Theo công ty tư vấn - tiếp thị Interbrand (Mỹ), Samsung là thương hiệu có giá trị thứ 5 thế giới, chỉ sau Apple, Amazon, Microsoft và Google.

Thông thạo tiếng Anh, Lee Jae-yong đã vun đắp mối quan hệ với giới thượng lưu ở Thung lũng Silicon (Mỹ), gồm cả CEO Tim Cook của Apple, thậm chí còn tham dự hội nghị Sun Valley nổi tiếng ở tiểu bang Idaho.

nguoi-thua-ket-samsung-voi-nhiem-vu-phat-duong-quang-dai-phan-mem-dich-vu3.jpg
Lee Jae-yong và Tim Cook gặp nhau ở Thung lũng Silicon

Chuyện đánh dấu vị thế của Lee Jae-yong và Samsung: Ông là giám đốc điều hành duy nhất không phải người Mỹ được mời tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo ngành ở Nhà Trắng với Tổng thống Donald Trump vừa đắc cử chỉ vài tuần sau cuộc bầu cử vào tháng 11.2016.

Sức khỏe yếu của cha từ 2014 đã ngăn cản Lee Jae-yong xuất hiện trước công chúng nhiều hơn, do nền văn hóa Hàn Quốc thiên về truyền thống và thứ bậc.

Bài liên quan
Chủ tịch Samsung tự đốt số thiết bị 50 triệu USD, chấm dứt vị thế của Nokia, đánh bại Apple
Những điều ít biết về Chủ tịch Samsung Electronics, Lee Kun-hee, người vừa qua đời ở tuổi 78 hôm nay sau khi nhập viện vì cơn đau tim bắt đầu vào năm 2014.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người thừa kế Samsung với nhiệm vụ phát dương quang đại dịch vụ, phần mềm nếu thoát án tù