Viện nghiên cứu quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ (NIAID) phát hiện tế bào T phản ứng chống lại vi rút gây COVID-19 chủng ban đầu dường như cũng bảo vệ được con người trước 3 biến thể đáng lo ngại.

Người từng mắc COVID-19 có tế bào T chống lại các biến thể vi rút

Cẩm Bình | 01/04/2021, 07:35

Viện nghiên cứu quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ (NIAID) phát hiện tế bào T phản ứng chống lại vi rút gây COVID-19 chủng ban đầu dường như cũng bảo vệ được con người trước 3 biến thể đáng lo ngại.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vài biến thể của vi rút COVID-19 làm suy yếu khả năng bảo vệ của kháng thể lẫn cơ chế miễn dịch kích hoạt bởi vắc xin. Nhưng kháng thể chỉ là một phần của hệ thống miễn dịch, NIAID nhận định tế bào T cũng đóng vai trò bảo vệ quan trọng không kém.

“Dữ liệu của chúng tôi cùng kết quả từ các nhóm nghiên cứu khác cho thấy tế bào T phản ứng với mầm bệnh chủng ban đầu dường như nhận diện đầy đủ 3 biến thể chính ghi nhận tại Anh, Nam Phi và Brazil”, theo giáo sư NIAID Andrew Redd.

Đội ngũ NIAID phân tích mẫu máu lấy từ 30 bệnh nhân COVID-19 đã chữa khỏi bệnh trước lúc xuất hiện biến thể vi rút đáng lo ngại. Trong máu họ tìm thấy tế bào T còn nguyên vẹn và nhận diện được biến thể.

tcell.jpg
Ngoài kháng thể, hệ thống miễn dịch còn sở hữu tế bào T có khả năng phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh - Ảnh: Live Science

Những gì NAAID phát hiện được đăng tải trên tạp chí y khoa Open Forum Infectious Diseases (Đại học Oxford) nhưng chưa qua bình duyệt. Giáo sư Redd nhấn mạnh cần có nghiên cứu quy mô lớn hơn về tác dụng của tế bào T trong đối phó biến thể vi rút cũng như khả năng vi rút thoát khỏi kháng thể lẫn tế bào T.

Là thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, tế bào T chia thành loại hỗ trợ (helper T) và loại tiêu diệt (killer T). Khi tìm thấy protein vi rút, tế bào T hỗ trợ giải phóng tín hiệu hóa học kích hoạt những thành phần miễn dịch khác hoạt động trong đó có tế bào T tiêu diệt xử lý tế bào nhiễm vi rút.

Hiện trên thế giới có 3 biến thể gây lo ngại nhất: B.1.1.7 phát hiện tại Anh, B.1.351 phát hiện tại Nam Phi, P.1 tại Brazil. Cả ba đều sở hữu đột biến trên tế bào gai khiến chúng dễ lây lan hơn, thậm chí B.1.1.7 còn làm tăng nguy cơ tử vong.

Theo hàng loạt nghiên cứu, vắc xin COVID-19 đang triển khai tiêm chủng hiện nay (Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca) đều hiệu nghiệm với B.1.1.7 như với chủng vi rút ban đầu, nhưng kém hiệu quả hơn với 2 biến thể sau. Có khả năng chúng mang đột biến ngăn cản việc tạo kháng thể.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người từng mắc COVID-19 có tế bào T chống lại các biến thể vi rút