Có dự án nhà tái định cư ế ẩm đang được chuyển thành nhà ở thương mại bán với giá cao chót vót: 65 triệu đồng/m2.

Nhà tái định cư thành nhà ở thương mại có giá tới 65 triệu đồng/m2

Anh Thư | 16/03/2018, 11:16

Có dự án nhà tái định cư ế ẩm đang được chuyển thành nhà ở thương mại bán với giá cao chót vót: 65 triệu đồng/m2.

Mục tiêu của việc xây dựng các khu tái định cư vốn lànhằm đảm bảo chỗ ở ổn định cho người dân và thực hiện chính sách giãn dân. Thế nhưngkhi dự án hoàn thành thì người dân lại không muốn nhận nhà.

Một lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng để giải quyết thực trạng này, cần cho phép các chủ đầu tư chuyển sang nhà ở thương mại để thu hồi vốn. Bởi một số dự án tái định cư được xây dựng bằng tiền của doanh nghiệp như khu tái định cư Q.2 được đầu tư xây dựng theo phương thức nhà nước huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện, sau đó thanh toán bằng quỹ đất khác cho chủ đầu tư.

Tuy nhiên khi được phép chuyển sang nhà ở thương mại thì giá lại vọt lên cao đến mức không tưởng.

Theo ghi nhận của tờ Thời Đại thì hiệnnhiều dự ántái định cưkhông người ở tại các khu đất có vị trí tốt đang được chuyển thành nhà ở thương mại, bán với giá cao chót vót. Điển hình là khutái định cưdo Công ty Thuận Việt làm chủ đầu tưhiệnđược rao bán theo diện nhà ở thương mại với tên mớiNew City. Hiện ở khu vực tầng trệt của dự án, nhiều cửa hàng tiện ích, cà phê, thức ăn nhanh đã tổ chức hoạt động.

Trong vai khách hànghỏi mua thì đượcnhân viên một sàn giao dịch bất động sản cho biết giá bán căn hộ ở New City khoảng 47-65 triệu đồng/m2(2-3,5 tỉ đồng/căn). Dự án này có tổng cộng khoảng 1.300 căn. Như vậy, nếu bán hết số căn hộ này, chủ đầu tư có thể thu về khoảng từ 3.500 - 4.200 tỉ đồng.

Một số chuyên gia bất động sản cho rằng để tránh bị trục lợi, thất thoát không nên thực hiện việc chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở thương mại bằng hình thức thu tiền sử dụng đất mà nên tổ chức đấu thầu, bán đấu giá công khai dưới sự giám sát của nhiều tổ chức, đơn vị.

Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề còn tồn tại vàbất cập trong công tác quản lý nhà tái định cư hiện nay như công tác quản lý, điều hành chưa phát hiện hết các sai sót về khối lượng, đơn giá trong hồ sơ thanh quyết toán; việc nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng thẩm định giá không bảo đảm quy định...

Doanh nghiệp xâynhà tái định cư diện tích lớn, gần trung tâm thì mức tiền đền bù dân nghèo không đủ để mua. Còn làm dự án quá xa trung tâm thành phố thì dân không mặn mà vô ở vì không tiệnsinh hoạt và làm việc. Cho nên hậu quảnhà tái định cư "ế", xuống cấp là bình thường.

Lúc này Chính quyền chỉ còn cách đập bỏ hoặc chuyển sang nhà ở thương mại bán giá cao. Cuối cùng người dân bị giải tỏa vẫn không được hưởng lợi gì từ chính sách của nhà nước kèm mong muốn có chỗ ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Vẫn theo lời lãnh đạo của Sở Xây dựng TP.HCM trên Thời Đại thì cần phải chấm dứt ngay cơ chế tái định cư vì những nguy cơ lãng phí và trục lợi, đồng thời phảiđền bù giải phóng mặt bằng cho người dân theo đúng cơ chế thị trường, thậm chí có thể cao hơn 20-30%. Còn việc lựa chọn nhà nào, ở đâu là quyền quyết định của người dân, không nên áp đặt buộc họ phải ở nhà tái định cư do Nhà nước xây.

Bên cạnh đó, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản cho biết một nguyên nhân nữa khiến các khu tái định cư của TP.HCM ế ẩm là do khi thực hiện các dự ánkhông thăm dò, hỏi ý kiến người dân dẫn đến sự chênh lệch nhu cầu của họ với nhu cầu, khả năng của doanh nghiệp xây dựng.

Dự án Vĩnh Lộc B dùng để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa ở các quận 1, 6, 8, 11, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh thìquá xa nơi ở cũ nên người dân không muốn ở. Trong khi khu tái định cư Thủ Thiêm nằm ở vị trí tốt cũng vẫn ếvì triển khai quá chậm, đa số người dân đều tự nhận tiền để mua nhà nơi khác ở.

Báo cáo kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất tái định cưgiai đoạn 2016-2020 của TP.HCM do Kiểm toán Nhà nước công bố đãdẫn số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, tổng số quỹ nhà, đất đã hoàn thành phục vụ cho công tác tái định cư, tính đến ngày 31.3.2017 là 39.991 căn nhà, nền đất (25.506 căn nhà và 14.485 nền đất).

Các quận - huyện đã bố trí tái định cư được 26.625 căn nhà, nền đất; chưa bố trí được 14.366 căn nhà, nền đất. Như vậy, số lượng quỹ nhà, đất còn tồn đọng tương đương 56,06% số lượng đã bố trí tái định cư từ năm 2004 đến nay.

Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đầu tư xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư chưa phù hợp nhu cầu thực tế. Đến cuối năm 2016, TP.HCM mới chỉ mua lại 6.714 căn hộ đã hoàn thành đưa vào bố trí tái định cư trên tổng số 12.500 căn hộ.

Tính đến cuối tháng 8.2017, thành phố mới bố trí tái định cư được 1.759 căn hộ. Cụ thể, đối với 3 dự án xây dựng chung cư thuộc khu tái định cư 38,4 ha (phường Bình Khánh, Q.2), đến thời điểm kiểm toán, chỉ có dự án 1.080 căn được bàn giao cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mớiThủ Thiêm và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 để đưa vào sử dụng; 2 dự án còn tồn đọng hơn 3.700 căn hộ.

T.X.Đ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà tái định cư thành nhà ở thương mại có giá tới 65 triệu đồng/m2