Nhà thơ Thanh Tùng đã ra đi vào tối ngày 12.9.2017, nhưng với nhiều người thì ông vẫn mãi mãi là “anh của thời trai trẻ ngày xưa”.
Tối 12.9,giới văn nghệ ở TP.HCM bàng hoàng nhận tin nhà thơ Thanh Tùng đã đi vềcõi vĩnh hằng. Dẫu biếtrằng nhà thơ đã ở hàng nhữngngười thượng thọ nhưng sự ra đi của ông cũng để lại vô vàn thương tiếc cho người thân trong gia đình và giới văn nghệ sĩ.
Cách đây 2 năm (2015), vào tối ngày 16.11, chị Hương Lan là con gái nhà thơ Thanh Tùng tổ chức buổi tiệc sinh nhật mừng bố bước sang tuổi 80. Buổi tiệc sinh nhật diễn ra trong không khí gia đình ấm áp với sự tham dự của người thân và bạn bè văn chương của ông.
Trong buổi tiệc này, chị Hương Lan đã ngâm một bài thơ do chị sáng tác viết về người mẹ của mình. Bài thơ có đoạn:
Mẹ mất rồi, con giấu mình với nỗi cô đơn
Mẹ yêu ơi,con vẫn biết con sinh ra từ cô đơn của cha, từ cô đơn của mẹ.
Mỗi chiều về ngắm bóng cha con như nhìn thấy mẹ
Ánh mắt cha thầm nhắc cùng con câu thơ ngày cũ
Cả đời mẹ vẫn đi kiếm đi tìm/Nhưng chỉ thấy những điều tiếc nuối
Tiếc nuối ơi giờ mẹ ở đâu...".
Khi bài thơ vừa chấm dứt, cả hai chacon cùng ôm nhau khóc khiến cho những người có mặt sụt sùi cảm động theo.
Trong dịp này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã may mắn có mặt và ghi lại những khoảnh khắc quý giá về ông.
Người mẹ được nói trong bài thơ này là vợ của nhà thơ Thanh Tùng, bà qua đời vào năm 1989 vì bệnh tim, để lại cho ông hai người con, một trai, một gái. Năm đó, chị Lan Hương được khoảng 15 tuổi. Suốt những năm tháng dài về sau, dù vẫn trải qua vài rung cảm lãng mạn, nhà thơ Thanh Tùng không kết hôn lần nữa. Ông một mình nuôi hai con khôn lớn dù phải trải qua nhiều vất vả, cực nhọc trong đời sống.
"Bố tôi chỉ thuần là một một thi sĩ. Ông sống không ganh đua với ai, không bon chen, tính toán thiệt hơn mà luôn giữ sự hồn nhiên, lãng tử. Ông luôn chịu đựng sự nghèo túng một cách vui vẻ, lạc quan. Ông yêu thơ nên coi sự nghèo khổ, rách rưới chỉ là một thử thách, rồi sẽ có lúc vượt qua. Đời ông luôn coi trọng tình bạn và thơ ca. Tinh thần và nghị lực của ông đã truyền cho tôi có được cuộc sốngnhư ngày hôm nay", chị Lan Hương chia sẻ.
Thanh Tùng sinh ngày 7.11.1935 tại Nam Định nhưng trưởng thành ở thành phố Hải Phòng. Ông tên thật là Doãn Tùng. Bài thơThời hoa đỏcủa ông được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ thành ca khúc nổi tiếng. Nhạc sĩ Phú Quang cũng phổ vài tác phẩm của Thanh Tùng, trong đó có bàiHà Nội ngày trởvềđược nhiều khán giả yêu thích. Ông mất vào ngày 12.9.2017 tại TP.HCM.
Dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Thanh Tùng có sựtham gia của nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà báoĐinh Thu Hiền, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, họa sĩ Lê Quân, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn...
Nhà thơ Lê Minh Quốc, Nguyễn Vũ Tiềm nâng ly mừng thọ nhà thơ Thanh Tùng
Mọi người đều rất vui khi năm nay, tình hình sức khỏe của nhà thơ Thanh Tùng tốt hơn năm trước. Ông cười rất nhiều và hoạt bát khi đọc thơ mình, khi góp giọng cùng bạn bè thể hiện bài hátChiềuQuảng Yên.Ca khúc này do Nguyễn Thụy Kha phổ nhạc dựa trên sáng tác cùng tên của nhà thơ Thanh Tùng. "Hôm nay tôi sẽ hát về sự tan nát trong trái tim của Thanh Tùng", Nguyễn Thụy Kha đùa. Lời thơ là lời tâm sự của Thanh Tùng khi vợ ông bỏ gia đình ra đi vào những năm 1980. Sau đó họ tái hợp, nhưng chỉ được hai năm thì vợ ông qua đời vì bệnh tim.
Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha hát Chiều Quảng Yên-phổ thơ Thanh Tùng
Bài hát vừa chấm dứt nhà thơ Thanh Tùng đã ôm chầm lấy nhạc sĩ-nhà thơ Nguyễn Thụy Kha
Nhà thơ Lê Minh Quốc đảm nhận vai trò MC cho tiệc sinh nhật
Ở tuổi 80, Thanh Tùng vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan trước nhân tình thế thái. Ông vẫn chăm chỉ làm thơ và dự kiến năm sau sẽ phát hành sách mới.
Nhà thơ Thanh Tùng đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng chắc chắc những vần thơ “như lửa cháy khát khao”vẫn còn vẹn nguyên. Những ai từng say đắmThời hoa đỏcủa Thanh Tùng thì ông vẫn mãi mãi là “anh của thời trai trẻ ngày xưa”.
Tiểu Vũ- Mễ Thuận