Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) ngày 1.4 đưa tin nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã bị cảnh báo do không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nhật Bản ‘tuýt còi’ nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam

tuyetnhung | 02/04/2016, 05:10

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) ngày 1.4 đưa tin nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã bị cảnh báo do không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo Nafiqad, các cơ sở có lô hàng bị cảnh báo gồm: Công ty cổ phần hải sản Nha Trang (DL 115), Phân xưởng 2-Xí nghiệp chế biến mặt hàng mới NF, Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau (DL 196), Công ty TNHH MTV Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu NGÔ BROS (mã số DL 786) và Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Hai Thanh (DL 389).

Ngay sau khi nhận được thông báo từ phía Nhật Bản, Phó cục trưởng Nafiqad Ngô Hồng Phong đã yêu cầu các cơ sở điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo; thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp, tổ chức tự thẩm tra hiệu quả của các hành động khắc phục đã thực hiện và lập báo cáo giải trình về Nafiqad trước ngày 30.4.

Ngoài ra, ông Phong cũng yêu cầu các cơ sở tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm của từng lô hàng vào thị trường Nhật Bản tại các Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng theo quy định.

Đánh giá về chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định rằng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là khi các thị trường áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta vẫn còn cao và các doanh nghiệp khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn.

“Năng suất và chất lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta còn kém, đẩy chi phí, giá thành lên cao dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để sinh tồn nên rõ ràng đầu tư cho thương hiệu, marketing, tiếp thị trên thị trường quốc tế còn thiếu và yếu…”, ông Hải nói.

Theo các chuyên gia, để hoạt động xuất thủy sản không còn khó khăn trên thị trường Nhật Bản, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp thủy sản cần có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, cũng như các tiêu chuẩn về sản phẩm, nhất là về an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo được hình ảnh tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.

Trong 1 thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Viêt Nam với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2015, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản giảm gần 14% so với năm 2014, đạt 1,043 tỉ USD.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản ‘tuýt còi’ nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam