Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, cộng với tranh chấp lãnh thổ leo thang, Nhật muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn để đối phó TQ. 

Nhật muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn để đối phó TQ

Một Thế Giới | 02/04/2015, 14:26

Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, cộng với tranh chấp lãnh thổ leo thang, Nhật muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn để đối phó TQ. 

Để cho thấy Ấn Độ coi mối quan hệ với chính quyền Tokyo là “cực kỳ quan trọng”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn, ông Manohar Parrikar khẳng định Nhật Bản là đối tác ưu tiên trong chiến dịch “Make in India”, trong đó có lĩnh vực công nghệ quốc phòng.

Ông Parrikar đang có chuyến công du Nhật Bản 4 ngày, và hôm 31.3 ông đã tranh thủ hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sau khi gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe.

Chỉ cần nhìn vào việc ông Parrikar chọn Nhật làm điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du sau khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng hồi tháng 11, cũng có thể thấy Ấn Độ đánh giá rất cao mối quan hệ với Nhật Bản.

Trong suốt buổi hội đàm, ông Kishida nhấn mạnh sự tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai quốc gia, đồng thời thể hiện việc Nhật muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn để đối phó TQkhông ngoại trừ lĩnh vực an ninh hàng hải.

Theo ông chính quyền Tokyo hy vọng có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế với Ấn Độ và cùng nhau tăng cường kết nối khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 
Tờ Diplomat dẫn lời Thủ tướng Abe, khẳng định mối quan hệ Nhật -Ấn khắng khít không chỉ có lợi cho lợi ích hai nước mà còn quan trọng với hòa bình và an ninh khu vực.

Nhật theo đó nới lỏng các quy định xuất khẩu quốc phòng cho Ấn, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và đang tìm cách hiện đại hóa quân đội của mình. Tháng 9.2014, Nhật thỏa thuận bán máy bay US-2 cho Ấn, đồng thời ký hiệp ước năng lượng hạt nhân dân sự.

Mấy năm nay, Nhật vẫn tranh chấp với TQ đảo Senkaku (TQ gọi là Điếu Ngư) và một số đảo khác thuộc biển Hoa Đông. Trong khi Ấn Độ và TQ lại đụng độ rải rác dọc biên giới suốt 5 thập kỷ.

Nếu như ông Abe sau khi lên nhậm chức năm 2012 đã viết lại hiến pháp hòa bình, cho phép Nhật nhận sự trợ giúp của đồng minh, tăng chi tiêu quốc phòng và dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. 
Ấn Độ cũng chẳng kém cạnh gì khi tăng ngân sách quốc phòng lên 11%, tương đương 40 tỉ USD và phê duyệt xây dựng 6 tàu ngầm hạt nhân và 7 tàu khu trục mới vào tháng trước. Đến năm 2027, Ấn Độ dự kiến chi 150 tỉ USD để hiện đại hóa quân sự của mình.

Rõ ràng, lợi ích kinh tế và an ninh đã kéo hai cường quốc chi tiêu quân sự lớn thứ nhì và thứ ba châu Á xích lại gần nhau hơn, và càng không có gì lạ khi họ có cùng mối lo là TQ.

Khánh Nguyên (Theo The Economic Times, Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn để đối phó TQ