Tại cuộc họp thượng đỉnh Diễn Đàn Âu-Á (ASEM), Nhật Bản đang gia tăng sức ép lên Trung Quốc để đòi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (PCA) về vụ kiện Biển Đông.

Nhật nỗ lực ép Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA

Hà Ngọc Bách | 16/07/2016, 20:53

Tại cuộc họp thượng đỉnh Diễn Đàn Âu-Á (ASEM), Nhật Bản đang gia tăng sức ép lên Trung Quốc để đòi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (PCA) về vụ kiện Biển Đông.

Ngày 16.7, nhân hội nghị thượng đỉnh ASEM ở Ulan Bator, Mông Cổ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhắc lại với các lãnh đạo khác về "nguyên tắc phổ quát của luật công pháp quốc tế mà cộng đồng quốc tế cần tuân theo", đồng thời nhấn mạnh các bên tranh chấp nên tuân theo phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.

"Tôi rất hy vọng các bên tranh chấp (trên Biển Đông) tuân theo phán quyết này và đưa ra phương án hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông", hãng tin Jiji Press của Nhật Bản dẫn lời ông Abe.

Trong phán quyết đưa ra ngày 12.7, PCA đã cho rằng không có sở pháp lý nào để Bắc Kinh khẳng định "chủ quyền lịch sử" đối với các khu vực nằm trong yêu sách "đường chín đoạn" bao phủ hơn 80% diện tích Biển Đông.

Dù không phải là một bên liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nhưng phán quyết của PCA lại là thuận lợi cho Nhật Bản, vì nước này cũng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở vùng biển Hoa Đông.

Trung Quốc tẩy chay tòa PCA và nói rằng không có thẩm quyền để xử án. Khi PCA ra phán quyết Bắc Kinh đã phản ứng rất giận dữ, thề sẽ phớt lờ phán quyết này mà theo họ là hiểu sai luật pháp quốc tế.

Trung Quốc trước đócũng đã lên tiếng đòi hỏi các nước không đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị ASEM tại Mông Cổ lần này.

Nhưng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, EU cũng đã nói về vấn đề Biển Đông tại ASEM. Ông Donald Tusk, Chủ tịch EU nói rằng nhóm này "sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ việc giữ gìn luật pháp quốc tế" và nói thêm rằng EU "hoàn toàn tin tưởng" vào phán quyết của PCA.

"Không dễ khi thống nhất quan điểm đó với các đối tác Trung Quốc của chúng tôi khi đề cập đến vấn đề này. Các cuộc đàm phán của chúng tôi gặp rất nhiều khó khănnhưng cũng đầy hứa hẹn", ông Tusk nói thêm.

Trong những ngày qua, Tokyo đã nỗ lực vận động để đưa Biển Đông thành một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh ASEM. Tại Ulan Bator, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tusk cũng đã gặp lãnh đạo các nước ASEAN có liên quan đến Biển Đông. Đặc biệt, trong cuộc gặp,chính phủ mới tại Manila đã hứa là họ sẽ không "chế giễu hoặc phô trương" quá mức về phán quyết của PCA về vụ kiện vốn được chính quyền nhiệm kỳ trước của Philippines đâm đơn.

Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines, ông Yasay nói PCA đã cung cấp "một cơ sở pháp lý để tiến lên phía trước" trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông và Manila đã nghiên cứu phán quyết này "rất cẩn trọng".

Trong cuộc hội đàm với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kéo dài 30 phút vào ngày 15.7 bên lề thượng đỉnh ASEM, ông Abe cũng đã đặt thẳng vấn đề Biển Đông, kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng 'trật tự quốc tế dựa trên luật pháp".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Yasuhisa Kawamura, nói rằng cuộc trao đổi của hai lãnh đạo Trung - Nhật ngày 15.7 là "rất trung thực và thẳng thắn".

Nhưng ông Lý Khắc Cường đã đáp trả rằng Nhật Bản, không có liên quan gì đến tranh chấp Biển Đông, nên "có thái độ kiềm chế, không thổi phồng và không can thiệp vào vấn đề này".

Bắc Kinh đã hy vọng dùng ASEM như một cơ hội tốt để giới thiệu những kế hoạch toàn cầu của họ. Như kế hoạch "Một vành đai, Một con đường", kết nối cơ sở hạ tầng của lục địa Á - Âu.

Trung Quốc đã tìm cách để khẳng định tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông bằng cách xây dựng một mạng lưới các đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Nước này cũng thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông ngay trước khi PCA ra phán quyết. Ngày 12.7, Bắc Kinh cũng đưa máy bay dân sự ra hai sân bay xây dựng trên hai hòn đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa để "kiểm tra đường băng".

Tuần này, Trung Quốc còn lớn tiếng tuyên bố có thể sẽ tạo ra một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, ép các máy bay dân sự phải báo cáo vị trí cho nước này.

Trong thông cáo cuối cùng của ASEM không đề cập tới vấn đề cụ thể của Biển Đông, nhưng nói rằng các lãnh đạo tham dự Hội nghị "tái khẳng định cam kết của họ" với an ninh hàng hải và giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Thiên Hà (theo Daily Mail)
Bài liên quan
Trao đổi cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Cà Mau
Sáng 24.4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật nỗ lực ép Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA