Chuyên gia Richard C. Bush, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á (CEAP) của Viện Brookings (Mỹ), phân tích về chiến lược an ninh và đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.
Đường lối ngoại giao của Trung Quốctừ cuối những năm 1970
Để trả lời được câu hỏi Trung Quốc sẽ làm gì trong thời gian tới, đầu tiên cần nhìn lại lịch sử chính sách quốc phòng và ngoại giao Bắc Kinh đã thực hiện trong vòng bốn thập kỷ qua.
Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, một nước Trung Quốcđang suy yếu cho rằng sẽ được an toàn hơn nếu tham gia một cách ôn hòa vào cộng đồng quốc tế, từ đó phát triển sức mạnh quốc gia.Với quan điểm này, Trung Quốc đãtham gia vào nền kinh tế toàn cầu và chấp nhận sự lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như Ngân hàng Thế giới.
Trung Quốcbắt đầu chào đón dòng vốnđầu tư và hợp tác thương mại quốc tế, tham gia sản xuất hàng hóa cho toàn cầu cũng như chấp nhận những nguyên tắc về tự do hóa thị trường của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cácnhà lãnh đạo thiên về cải cách của Trung Quốctrong giai đoạn này nhận thấy được lợi ích trong việc thực hiện chính sách đối ngoại ôn hòa đối với cácnước láng giềng tại Đông Á cũng như Mỹ.Do đó, một đường lối đối ngoại khéo léo đã được Bắc Kinh áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa căng thẳng trong khu vực, trừ khi những lợi ích cốt lõi của Trung Quốcbị đe dọa.
Thực hiện chính sách đối ngoại ôn hòa cũng đồng nghĩa Trung Quốckhông thể ráo riết hiện đại hóa quân đội và luôn phải kiềm chế sử dụng sức mạnh quân sự.
Tại thời điểm đó, chính sách này là thích hợp do Trung Quốckhông có khả năng đối chọi với quân đội Mỹ và Nhật cũng như phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của hai nước này để phát triển kinh tế.
Đến đầu những năm 2000, Trung Quốcđã có thay đổi về quan điểm trong đối ngoại.Bắc Kinh nhận thấy quyền lợi của Trung quốcchỉ thựcsự được bàođảm bằng một chiến dịch bànhtrướng về phía đông và xuống phía nam (vùng Biển Đông).
Quátrìnhthay đổi quan điểm của Trung Quốcđược thúc đẩy với tình hìnhgia tăng tranh chấp trên biển cũng như xuất hiện thêm thông tin về các mỏ khoáng sản bên dưới vùng biển lân cận.Kể từ đó, Trung Quốcbắt đầu tiến hành phát triển sức mạnh quân sự trên biển và sử dụng sức mạnh này với mục đích kiểm soát trong khu vực.
Chính sách này của Bắc Kinh đã làm rạn nứt quan hệ với cácnước láng giềng và mang lại tai tiếng cho Trung Quốc.
Một phần khác trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốclà cố gắng hòa nhập vào hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn của quốc tế và khu vực.
Hành độnghòa nhập này không có nghĩa Trung Quốchoàn toàn chấp nhận một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.Ngược lại, Trung Quốccho rằng có thể sử dụng luật pháp và nguyên tắc này để bảo vệ Trung Quốctrước sự bành trướng của các thế lực lớn khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.
Những nước cờ sắp tới của Trung Quốc
Phán quyếtvừa rồi của Tòa Trọng tài Thường trựctrao phần thắng cho Philippines là một đòn mạnh giáng vào chiến lược dùng luật pháp quốc tế để phòng thân của Trung Quốcvà khiến Bắc Kinh cảm thấy đang bị các nướcphương Tây bỉmặt.
Tuy nhiên, việc thi hành phán quyết củaTòa Trọng tàitrên thực tế lại không được một cơ chế nào bảođảm.
Do đó, Trung Quốccó thể phớt lờ phán quyết trọng tàivà tiếp tục những hành vi hung hăngbằng sức mạnh quân sự. Thế nhưng leo thang quân sự trong khu vực cũng như phải trực tiếp đối đầu với Washington cũng là điều Trung Quốckhông mong muốn.
Một chiến thuật khác Trung Quốccó thể sẽ sử dụng đó là tuyên bố quầnđảo Trường Sa là “đảo”, từ đó áp đặt vùng đặcquyền kinh tếbao trùm phần lớn khu vực Biển Đông.Tiếp đến, Trung Quốccó thể sẽ thách thức quyền tự do hàng hải cũng như quyền khai thác tài nguyên của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế.
Tất nhiên, cáchành động này đều vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) được nhiều nước công nhận.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng có thể sẽ phải tự đánh giá lại chính sách và sức mạnh đối ngoại của Trung Quốctrong thời gian qua.
Liệu những quyền lợi của Trung Quốc có thựcsự được bàođảm hơn sau khi chính sách ngoại giao hung hăng đối với các nước láng giềng Đông Á đã khiến Mỹ phải công khai gây sức ép đáp trả và Trung Quốcthua cuộc tại tòa án quốc tế?Hay liệu chăng những bước rút lui chiến thuật trong lúc này bằng cách chấp nhận luật pháp quốc tế sẽ giúp quyền lợi của Trung Quốcđược an toàn hơn so với hung hăng vớicác nước nhỏ?
Đầunhững năm 1980, một trong những nguyên tắc ngoại giao của Trung Quốclà “thao quang dưỡng hối” (“náu mình chờ thời”).Đại ý câu nàymuốn nói phải kiềm chế, che giấuphần nào năng lực trong lúc đang xây dựng sức mạnh riêng mình.
Có vẻ như nguyên tắc này đã bị quênlãng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốcđối với các nước Đông Nam Á trong thời gian qua. Sẽ tốt hơn nếu như nguyên tắc này được thiết lập lại.
Huỳnh Hy (theo Brookings)