Ngày 15.7, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) đang diễn ra ở Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe rằng Tokyo không nên "thổi phồng mọi chuyện" và can thiệp vào các vấn đề ở Biển Đông.

Thủ tướng Trung Quốc đề nghị Nhật Bản không can thiệp chuyện Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 15/07/2016, 20:55

Ngày 15.7, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) đang diễn ra ở Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe rằng Tokyo không nên "thổi phồng mọi chuyện" và can thiệp vào các vấn đề ở Biển Đông.

Trung Quốc tỏ ra tức giận sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh dùng để yêu sách chủ quyền trên Biển Đông. Tòa nêu rõ các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Trung Quốc bác bỏ thẳng thừng phán quyết của PCA và cũng không tham gia vào quá trình tố tụng của tòa. Chính quyềnBắc Kinh cũng phản ứng giận dữ khi Nhật Bản và phương Tây kêu gọi họ phảitôn trọng phán quyết của PCA.

Tại cuộc gặp ở Ulaanbaatar, thủ đô Mông Cổ, ông Lý Khắc Cường nói với ông Abe là lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông "hoàn toàn phù hợp" với công pháp quốc tế, theo Tân Hoa Xã."Nhật Bản không phải là nước có liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông, do đó cần phải cẩn trọng trong lời nói và hành động của mình và đừng thổi phồng mọi chuyện lên cũng như can thiệp vào vấn đề này", ông Lý Khắc Cường tuyên bố.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho biết đáp lại quan điểm của người đồng cấp Trung Quốc, ông Abe nhấn mạnh rằng trật tự quốc tế dựa trên công pháp quốc tế cần phải được tôn trọng. Khi vừa đặt chân tới Mông Cổ, ông Abe nói là ông sẽ kêu gọi các bên liên quan tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc cũng có vẻ tức tối sau khi Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida ra tuyên bố, nói rằng phán quyết của PCA là "tối hậu và mang tính ràng buộc pháp lý" đối với các bên, đồng thời bày tỏ hy vọng phán quyết sẽ giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc sau phán quyết của tòa.

Phát biểu tại ASEM, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay khẳng định: “Phán quyết trọng tài là một cột mốc vì đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế và tỉnh táo”.

Ngày 15.6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói rằng Lào, nước hiện nay là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng thuận với quan điểm của Bắc Kinh về cách giải quyết xung đột trên Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Lào tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong cuộc gặp của Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bên lề ASEM.

"Thongloun nói rằng Lào ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Lào thì không bình luận về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và truyền thông Làocũng không đề cập đến quan điểm của ông Thongloun về vấn đề Biển Đông khi gặp ông Lý Khắc Cường, theo Reuters.

ASEAN đã không hề đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA và khối này cũng không cho biết lý do không đưa ra thông cáo chung.

Cũng theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn nói Campuchia"trung lập" về vấn đề Biển Đông, không hỗ trợ Trung Quốc hay Philippines trong vụ kiện "đường 9đoạn".

Thiên Hà (theo Daily Mail)
Bài liên quan
Ông Biden ký luật cấm TikTok, các công ty Mỹ có thể trở thành mục tiêu trả đũa của Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật có thể loại TikTok khỏi thị trường Mỹ, Trung Quốc phải quyết định cách tốt nhất để trả đũa việc công ty đáng giá nhất của mình bị tấn công.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Trung Quốc đề nghị Nhật Bản không can thiệp chuyện Biển Đông